Viêm nang lông ở tay là bệnh lý da liễu thường gặp. Bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và tâm lý người mắc. Bài viết sau đây, Nacurgo Gel sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến viêm nang lông ở tay và cách điều trị nhé!
1. Viêm nang lông là gì?
Viêm nang lông (viêm lỗ chân lông) là tình trạng các nang lông bị nhiễm trùng gây viêm.
Cấu trúc da chứa rất nhiều các lỗ chân lông. Từ mỗi một lỗ chân lông sẽ hình thành một sợi lông. Viêm nang lông có thể xuất hiện trên bất kỳ bộ phận nào có lông trên cơ thể, trong đó có cánh tay.
Viêm nang lông là bệnh thường gặp, tuy không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng các triệu chứng của nó lại gây nhiều khó chịu cho người bệnh cũng như ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ. Thậm chí nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng viêm có thể lây lan rộng hơn cho các vùng da lân cận.
2. Triệu chứng của bệnh viêm nang lông ở tay
Ở giai đoạn đầu khi tình trạng viêm nang lông còn ở mức độ nhẹ, có các triệu chứng như:
- Vùng da ở cánh tay nổi các sẩn, kích thước nhỏ, có màu từ hồng đến đỏ nâu. Dùng tay sờ có cảm giác sần sùi, biểu hiện tương tự phát ban đỏ hoặc hiện tượng nổi da gà.
- Có cảm giác ngứa nhẹ. Gãi nhiều gây trầy xước, tổn thương da.
Ban đầu, tình trạng viêm nang lông chỉ khu trú với một diện tích nhỏ, bệnh kéo dài trong thời gian ngắn. Có thể tự lành sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên với những trường hợp mãn tính hoặc tổn thương đã lan rộng, tiến triển thành các vết loét, viêm nang lông trở thành bệnh mãn tính, tái đi tái lại và khó điều trị hơn. Các dấu hiệu của bệnh viêm nang lông mức độ nặng hơn:
- Số lượng các nốt sần nhỏ, màu đỏ nhiều hơn.
- Xuất hiện mụn đầu trắng, mụn viêm, mụn bọc.
- Xuất hiện vết loét trên da, có thể có mủ hoặc không.
- Da bị đỏ, cảm giác nóng rát, ngứa tăng lên.
- Vùng da bị viêm nang lông có thể sưng to lên một chút so với vùng da bình thường.
Ở tình trạng nặng, bệnh viêm nang lông ở tay có thể dẫn tới một vài biến chứng như:
- Số lượng mụn nhọt tăng lên.
- Xuất hiện sẹo hoặc các vết thâm.
- Lông thường mọc ngược vào sâu trong cấu trúc da.
- Hiện tượng rụng lông vĩnh viễn không hồi phục ngay cả khi đã điều trị khỏi bệnh.
3. Nguyên nhân gây ra viêm nang lông ở tay
Viêm nang lông do vi khuẩn:
- Loại vi khuẩn gây viêm nang lông phổ biến nhất là tụ cầu Staphylococcus aureus vốn sống trên bề mặt da. Khi da bị tổn thương bởi các yếu tố bất lợi, chúng xâm nhập vào các lỗ chân lông gây viêm nhiễm.
- Một loại vi khuẩn khác là Pseudomonas (còn được gọi là viêm nang lông do tắm bồn nước nóng): Vi khuẩn Pseudomonas Aeruginosa được tìm thấy ở các bồn nước nóng hay các bể bơi tự phát, nơi có nồng độ ion Clo và độ pH không đáp ứng mức độ an toàn. Vi khuẩn này bám vào da bệnh nhân và gây bệnh sau khoảng 2-4 ngày.
- Viêm nang lông gram âm: Thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh khác được chỉ định sử dụng kháng sinh để điều trị, tác dụng phụ của nó là ảnh hưởng tới sự cân bằng hệ vi khuẩn trên da, gây viêm nang lông. Tác dụng phụ này thường hết sau khi ngưng sử dụng kháng sinh.
Viêm nang lông do nấm:
- Malassezia: Loại nấm men này sinh trưởng mạnh khi gặp điều kiện nhiệt độ nóng và độ ẩm cao, thường gây bệnh viêm nang lông ở các đối tượng là nam giới đã trưởng thành.
- Viêm nang lông vô khuẩn do bạch cầu đa nhân ái toan: Các trường hợp nhiễm vi rút HIV/AIDS, do hệ thống miễn dịch của họ suy yếu, rất dễ gặp phải tình trạng viêm nang lông.
4. Thói quen xấu dẫn đến tình trạng viêm nang lông ở tay
Thói quen sinh hoạt hàng ngày không lành mạnh có thể là một trong các yếu tố làm gia tăng nguy cơ xuất hiện viêm nang lông ở tay:
- Mặc áo bó sát/ áo có chất liệu không thấm mồ hôi: Làm tăng ma sát của da với vải, gây tăng tiết dầu, mồ hôi. Da thường xuyên ẩm ướt, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công.
- Cạo lông ở tay không đúng cách: Cạo lông tay là thói quen thường gặp ở phụ nữ có tâm lý không tự tin, ngại giao tiếp do cánh tay có nhiều lông. Tuy nhiên, việc lạm dụng cạo lông ở tay hay sử dụng dao cạo ngược hướng có thể khiến da bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm thâm nhập và phát triển. Hậu quả dẫn đến là viêm nang lông, xuất hiện các nốt sần, lông mọc nhanh hơn, mọc ngược,…
- Rối loạn tuyến dầu: Thời tiết nắng nóng hoặc da khô, thiếu nước là nguyên nhân khiến da tiết nhiều dầu hơn, lượng dầu thừa kết hợp với bụi bẩn, tế bào chết khiến da bị bít tắc, dễ dẫn đến viêm nang lông.
- Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng: Sử dụng các loại kem dưỡng trắng da toàn thân chứa nhiều corticosteroid thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng da.
- Bôi quá nhiều mỹ phẩm lên da tay cũng là một trong các nguyên nhân khiến lỗ chân lông bị bít tắc.
- Không vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Tay là bộ phận phải tiếp xúc với bên ngoài nhiều nhất so với các bộ phận khác. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, mồ hôi, bụi bẩn tích tụ trong lỗ chân lông sẽ là điều kiện lý tưởng để nấm hay vi khuẩn phát triển.
5. Các phương pháp điều trị viêm nang lông ở tay
Dưới đây là một vài phương pháp điều trị viêm nang lông ở tay phổ biến:
5.1. Phương pháp dân gian đơn giản điều trị viêm nang lông tại nhà cho hiệu quả cao
Phương pháp dân gian sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên có nhiều ưu điểm như nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm, cách thức thực hiện đơn giản, có thể áp dụng ngay tại nhà.
Một số nguyên liệu thiên nhiên thường được dùng để điều trị viêm nang lông và cách thức thực hiện:
Nguyên liệu |
Thành phần |
Công dụng |
Cách thực hiện |
Trà xanh |
Epigallocatechin Gallate (EGCG) |
Là chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, chống viêm. |
– Rửa lá trà cho sạch (có thể ngâm thêm nước muối). – Để ráo rồi đem vò nát. – Đun lá trà với nước sôi trong vòng 10 phút. – Rửa tay bằng nước trà đã nguội, có thể xát bã trà để làm sạch bã nhờn. |
Nha đam |
Axit salicylic, Magnesium lactate |
Giúp tẩy tế bào da chết, sát khuẩn, giảm viêm, giảm các triệu chứng như ngứa, nóng rát da. |
– Nha đam đem rửa sạch, lột vỏ. Lấy phần gel trong suốt thoa lên vùng da cánh tay bị viêm nang lông. – Massage nhẹ nhàng trong khoảng 20 phút rồi rửa lại thật sạch với nước. – Kiên trì thực hiện 2 lần/tuần để thấy được kết quả. |
Yến mạch |
Avenanthramide, Zinc (kẽm) |
Chống oxy hóa, sát trùng cho da, giảm viêm và giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. |
– Ngâm bột yến mạch vào nước ấm khoảng 3-5 phút. – Sử dụng nước yến mạch để thoa lên vùng da cánh tay bị viêm trong khoảng 15 phút trước khi rửa sạch với nước. |
Lá trầu không |
Tinh dầu (như Chavibetol, Methyl eugenol hay Chavicol…) |
Là các chất chống oxy hóa tốt, ngăn chặn vi khuẩn tấn công da, giúp giảm tình trạng sưng viêm một cách đáng kể. |
– Lá trầu không rửa sạch, bọc trong miếng vải mỏng sau đó đem giã nát. – Xát nhẹ lên khu vực cánh tay bị viêm trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch với nước. |
Muối |
NaCl |
Sát khuẩn, tẩy tế bào da chết, giảm triệu chứng ngứa nhanh chóng cho da. |
– Hòa tan 2 thìa muối vào bồn tắm. Trong quá trình tắm thì massage da nhẹ nhàng để loại bỏ tế bào da chết. |
Hỗn hợp chanh, mật ong
|
– Chanh chứa axit citric, vitamin C – Mật ong chứa nhiều vitamin nhóm B, C |
– Loại bỏ bã nhờn, dầu thừa trên da, loại bỏ tế bào da chết. Cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng da. |
– Trộn đều hỗn hợp nước cốt chanh trộn cùng mật ong (tỉ lệ 1:1) – Thoa hỗn hợp lên vùng da tay bị viêm khoảng 20 phút. – Rửa lại bằng nước sạch. – Thực hiện 2 lần/ tuần. |
Nhược điểm của phương pháp này là thời gian cho kết quả khá lâu và chỉ áp dụng đối với các trường hợp viêm nang lông mức độ nhẹ. Chính vì thế đòi hỏi người bệnh phải thật sự kiên trì để đạt hiệu quả tối ưu.
5.2. Một số loại thuốc tây y, kem trị viêm nang lông ở tay
Đối với các trường hợp bệnh nhân không thể áp dụng các phương pháp điều trị sử dụng các nguyên liệu tự nhiên do nhiều lý do hoặc các trường hợp bệnh tiến triển mức độ nặng hơn, có thể sử dụng các loại thuốc tây trị đặc trị viêm nang lông.
Dung dịch sát khuẩn: Sử dụng dung dịch sát khuẩn lên vùng da tay bị viêm 2-4 lần/ ngày làm giảm số lượng vi khuẩn tích tụ và phát triển. Một số loại dung dịch phổ biến hiện nay:
- Povidone – iodine 10%.
- Hexomidine 0,1%.
- Chlorhexidine 4%.
Dung dịch sát khuẩn áp dụng cho bệnh nhân bị viêm nang lông ở mức độ nhẹ. Ở các trường hợp nặng hơn nên kết hợp thêm các loại thuốc/ kem bôi sau khi rửa bằng dung dịch sát khuẩn.
Thuốc/ kem bôi chứa kháng sinh hoặc kháng nấm: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm là các vi khuẩn hay nấm ký sinh mà chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc thích hợp.
- Thuốc/ kem/ gel/ mỡ chứa 1 trong các kháng sinh sau: Axit fusidic,neomycin, silver sulfadiazine 1% erythromycin, clindamycin,… bôi lên da tay bị viêm 1-2 lần/ ngày.
- Thuốc/ kem chứa chất kháng nấm như: Nizoral, Canesten, Mycoster bôi lên da tay bị viêm 1-2 lần/ ngày.
Kháng sinh uống có tác dụng toàn thân: sử dụng thêm các kháng sinh đường uống áp dụng đối với các trường hợp bệnh nặng, xuất hiện mụn nhọt, tái đi tái lại,… Các kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn là các kháng sinh thuộc nhóm β-lactam, nhóm cephalosporin, nhóm cyclin, co-trimoxazole, ciprofloxacin hay metronidazol…
Isotretinoin đường uống hoặc bôi ngoài da có tác giảm viêm tốt, đẩy nhanh các triệu chứng gây ngứa, sưng, giúp loại bỏ các chất bã nhờn và các tế bào da chết. Tuy nhiên thuốc có nhiều tác dụng phụ và chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc dự định mang thai, vì thế không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
5.3. Áp dụng công nghệ cao điều trị dứt điểm viêm nang lông ở tay
Hiện nay phương pháp chiếu tia laser ngày một phổ biến ở nước ta. Phương pháp này sử dụng ánh sáng cường độ cao chiếu lên vùng da cánh tay bị viêm nang lông. Hiệu quả thu được rất nhanh chỉ sau một vài liệu trình, cải thiện rõ rệt tình trạng lỗ chân lông to, làm giảm số lượng các nốt sần đỏ và cảm giác ngứa, nóng da.
Biện pháp này có ưu điểm như mang lại hiệu quả nhanh, điều trị dứt điểm bệnh. Sử dụng đúng và đủ liệu trình còn giúp da tay trở nên mịn màng hơn. Nhược điểm của nó là giá thành cao, chưa đáp ứng với điều kiện kinh tế của nhiều bệnh nhân.
6. Biện pháp phòng tránh viêm nang lông ở tay
- Chú ý giữ gìn vệ sinh cơ thể hàng ngày, lựa chọn những loại xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ, an toàn.
- Nếu da bị trầy xước nên sử dụng các chất sát khuẩn vết thương để tránh vi khuẩn xâm nhập, không nên gãi hay chà sát mạnh.
- Không nên lạm dụng việc cạo lông ở tay, nếu sử dụng dao cạo chú ý sử dụng dao đúng cách.
- Không nên sử dụng mỹ phẩm khi da bị tổn thương. Chỉ nên sử dụng các loại mỹ phẩm, kem dưỡng da có thành phần an toàn, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khi bôi chỉ nên dùng một lượng vừa đủ, bôi một lớp mỏng nhẹ lên da để các dưỡng chất dễ thấm và không gây bít tắc lỗ chân lông.
- Mặc áo chống nắng hoặc sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài để ngăn ngừa ảnh hưởng của tia UV.
- Nên mặc áo vừa vặn, thoải mái, chất liệu cotton thoáng khí.
- Uống đủ nước, ăn nhiều rau củ quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá để có một làn da khỏe mạnh.
Xem thêm:
Viêm nang lông ở nách là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Viêm nang lông da đầu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị