Tình trạng viêm nang lông ở da đầu này không lây nhiễm và thường có thể điều trị tại nhà. Nhưng một số trường hợp nhiễm trùng có thể lây lan sang nang tóc khác và gây ra sẹo hoặc rụng tóc vĩnh viễn. Để hiểu thêm bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Nacurgo Gel nha.

1. Viêm nang lông da đầu là bệnh gì?
Viêm nang lông da đầu là tình trạng rối loạn viêm nhiễm các nang tóc ở da đầu. Tình trạng này còn được gọi là “viêm nang tóc hoại tử kê” hoặc viêm nang lông do vi khuẩn Propionibacterium.
Viêm nang lông da đầu được biểu hiện bằng những mụn mủ nhỏ, rất ngứa trên da đầu, thường gây phiền toái nhất là ở các chân tóc trước trán. Có thể chỉ có một số lượng nhỏ các tổn thương hoặc tổn thương có thể rất nhiều.
2. Nguyên nhân gây viêm nang lông da đầu?
- Do nhiễm khuẩn: thường là do vi khuẩn Cuti Bacterium acnes, Staphylococcus aureus và nấm men (loài Malassezia) làm tổn thương các nang lông.
- Thường xuyên gãi hoặc xoa đầu, giật hoặc xoắn tóc của bạn. Để các kiểu tóc hoặc kéo tóc, chẳng hạn như buộc tóc đuôi ngựa hoặc bím tóc chặt. Dễ làm tăng các tác động bên ngoài lên vùng nang lông gây tổn thương các nang lông.
- Thường xuyên đội mũ, mũ bảo hiểm gây bít tắc vùng cổ nang lông tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển.
- Sử dụng nhiều sản phẩm dành cho tóc không được làm sạch sau đó, có thể tích tụ theo thời gian
Một yếu tố cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm nang lông ở da đầu, bao gồm:
- Mắc các bệnh lý da liễu như mụn trứng cá hoặc viêm da.
- Hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
- Sử dụng các thuốc trị mụn trứng cá, bao gồm kem steroid hoặc các liệu pháp kháng sinh.
3. Biểu hiện của bệnh như thế nào?

Ban đầu, viêm nang lông da đầu gây ra những nốt mụn nhỏ, viêm trông giống như mụn bọc và xuất hiện dọc theo chân tóc. Theo thời gian, tổn thương có thể lan sang các nang tóc bình thường khác và các nốt mụn có thể có kích thước lớn hơn và tình trạng viêm nhiều hơn. Nếu không được điều trị, viêm nang lông da đầu có thể lan đến các nang tóc ở trung tâm hoặc vùng sau đầu.
Các triệu chứng khác của viêm nang lông bao gồm:
- Các cụm vết loét đầy mủ hoặc đóng vảy
- Những đám mụn đỏ li ti trên da đầu có thể có đầu trắng
- Vết loét có vảy màu nâu hoặc vàng
- Da bị viêm
- Ngứa, rát
- Sốt nhẹ
4. Điều trị bệnh viêm nang lông da đầu tại nhà
4.1. Điều trị theo Đông Y
Theo Y học cổ truyền, căn nguyên của việc viêm nang lông là do cơ thể bị nhiễm độc. Do nhiễm độc nên cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng bì phù, tẩu lý kèm các khối sưng, nóng, đỏ, đau.
Theo quan điểm của đông y, mỗi giai đoạn khác nhau bệnh nhân sẽ bộc lộ triệu chứng khác nhau và có cách điều trị cũng khác nhau:
- Giai đoạn viêm nhiễm: Giã hoa cúc trắng cũng một ít muối hạt rồi đắp lên vùng da đầu bị viêm. Lưu ý: cần gội đầu sạch trước khi thực hiện để tránh nhiễm khuẩn.
- Giai đoạn hóa mủ: Dùng lá kinh giới, lá trầu không hoặc lá sấu rửa sạch sẽ, nấu với nước. Khi thấy nước đã sôi, tắt bếp để nước sôi tự nguội. Lấy nước sau khi đã để nguội vệ sinh chỗ bị mụn sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và giúp cho thẩm thấu vào da làm việc điều trị các bài thuốc khác mang lại hiệu quả tốt hơn .
- Giai đoạn vỡ mủ: Sử dụng lá canh trâu, lá lốt, lá đuôi chồn, cải hồi, lá mã đề, lá nghệ hoặc cả củ nghệ sau đó đem đi rửa sạch, cắt nhỏ và giã nát. Lấy hỗn hợp này đắp lên vùng da bị mụn.

4.2. Điều trị theo Tây y
Da đầu bị viêm nang lông nên gội đầu bằng dầu gội nhẹ nhàng và thường xuyên. Sử dụng các loại dầu gội trị gàu có chứa chất chống nấm như ketoconazole hoặc ciclopirox đôi khi rất hữu ích. Có thể dùng dầu xả nếu muốn.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thuốc sau đây để trị viêm nang lông ở da đầu:
- Kháng sinh hoặc kem bôi steroid tại chỗ nhẹ: Các kháng sinh thuộc nhóm β-lactamin, nhóm cephalosporin, amoxillin, cyclin, ciprofloxacin và metronidazol. Liều lượng được chỉ dẫn bởi bác sĩ da liễu tùy thuộc vào mức độ viêm nang lông da đầu. Hoặc dung dịch erythromycin, dung dịch clindamycin, bôi trực tiếp lên vùng da đầu bị viêm.
- Thuốc kháng histamin đường uống chống ngứa và giảm kích ứng tại chỗ.
- Trong một số trường hợp điều trị liều thấp dài hạn có thể kết hợp Isotretinoin uống với kháng sinh đường uống.
Xem thêm một số sản phẩm trị viêm nang lông tốt hiện nay:
[Top 6] Kem trị viêm nang lông được bác sĩ da liễu khuyên dùng

5. Một số thắc mắc thường gặp của viêm nang lông da đầu
5.1. Bệnh viêm nang lông da đầu có lây không?
Như đã đề cập ở phía đầu của bài viết, viêm nang lông ở da đầu không lây. Tuy nhiên một số tác nhân gây bệnh như tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh hoặc virus herpes simplex có thể lây nhiễm, khi dùng chung đồ dùng như dao cạo râu, khăn tắm, tiếp xúc trực tiếp.
5.2. Vì sao viêm nang lông da đầu dễ bị tái đi tái lại?
Viêm nang lông không phải là bệnh lý nguy hiểm hay đe dọa tính mạng nhưng nó có nguy cơ tái phát cao vì những lý do sau đây:
- Rối loạn bài tiết của tuyến dầu
- Cơ thể bị suy giảm miễn dịch
- Các yếu tố gây bệnh như khí hậu nóng ẩm, môi trường ô nhiễm,… Điều này rất phù hợp với thời tiết và môi trường ở Việt Nam
- Thói quen sinh hoạt xấu:sử dụng dao cạo râu cùn để lâu, dùng chung dao cạo râu, khăn tắm, lược chải đầu và các sản phẩm vệ sinh khác
5.3. Viêm nang lông da đầu cần kiêng ăn gì để mau khỏi?
Hãy chú ý tới một số loại thực phẩm dưới đây, bạn nên hạn chế ăn chúng để mang lại kết quả điều trị cao nhất
- Tinh bột đã qua tinh chế.
- Nội tạng các loại động vật.
- Thực phẩm chứa nhiều giàu mỡ và cay nóng.
- Rượu bia và các chất kích thích.
- Thực phẩm có hàm lượng muối quá cao.
- Thực phẩm có hàm lượng đường cao.