Việc hiểu rõ làn da của mình và nhận biết được làn da của mình thuộc dạng nào là vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ làn da. Bài viết dưới đây Nacurgo Gel sẽ bật mí các cách phân biệt các loại da và cách nhận biết khác nhau cũng như cách chăm sóc cho từng loại da cụ thể nhất!
1. Phân biệt các loại da
Chăm sóc da đang ngày một trở thành thói quen tốt của phụ nữ hiện đại. Một làn da trắng sáng, khỏe mạnh giúp chúng ta tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ do không biết làn da của bản thân thuộc loại da gì mà áp dụng các sản phẩm chăm sóc không thích hợp. Điều này vô tình làm tình trạng da xấu đi, thậm chí nổi mụn hay để lại thâm sẹo. Giải pháp tốt nhất là nên tìm hiểu kỹ về loại da trước khi lựa chọn bất cứ một sản phẩm làm đẹp nào.
2. Phân loại vùng da trên khuôn mặt
Chúng ta thường gọi tên các vùng da trên mặt dựa theo tên của các bộ phận, cơ quan trên gương mặt như:
- Vùng da trán.
- Vùng da quanh mắt,
- Vùng da hai bên má.
- Vùng da ở mũi.
- Vùng da quanh miệng.
- Vùng da ở cằm.
Cách phân loại thứ 2 dựa trên đặc điểm về số lượng tuyến bã nhờn trên da. Da được chia thành 2 vùng chính như sau:
- Vùng chữ T (bao gồm trán, mũi và cằm): Vùng da này có số lượng tuyến bã nhờn nhiều, nhiệm vụ là tiết chất bã nhờn giúp da duy trì được độ ẩm cần thiết và ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn gây mụn.
- Vùng chữ U (bao gồm 2 má)
3. Đặc điểm giúp nhận dạng loại da
Thông thường, da được chia làm 5 loại cơ bản: da thường, da khô, da hỗn hợp, da nhạy cảm. Mỗi loại da có các đặc điểm nhận dạng riêng giúp chúng ta có thể phân biệt được chúng.
3.1. Da thường
Đặc điểm của da thường:
- Lỗ chân lông nhỏ
- Cấu trúc da mịn màng, da mềm và mượt.
- Da có thể tiết một chút dầu ở vùng chữ T, nhưng không quá nhiều, vừa đủ cân bằng độ ẩm cho da nên da không quá nhờn hoặc quá khô
- Máu lưu thông tốt, làn da đều màu.
- Ít có khuyết điểm.
- Thường không nhạy cảm với các loại thuốc hay mỹ phẩm thoa lên da.
Với các đặc điểm trên, da thường có thể được xem là loại da lý tưởng. Việc chăm sóc da trở nên đơn giản hơn, không cần quá cầu kỳ trong các bước chăm sóc da hay sử dụng các loại mỹ phẩm đắt tiền vẫn có thể sở hữu làn da khỏe mạnh, căng bóng.
3.2. Da khô
Đặc điểm của da khô:
- Da thiếu nước nên thô ráp và dễ bị bong vảy, dễ xuất hiện nếp nhăn.
- Cấu trúc da không có đồng đều, bề mặt da hơi căng lên.
- Có cảm giác ngứa nhẹ.
- Tuyến bã nhờn ít hoạt động, lỗ chân lông ít khi bị bít tắc nên mụn cũng ít xuất hiện.
Da khô có thể được phân loại dựa trên mức độ khô của da:
- Da khô nhẹ: Bề mặt da căng, không có độ đàn hồi. Da xỉn màu và sần sùi.
- Da rất khô: Có hiện tượng bong tróc nhẹ hoặc thành từng mảng. Bề mặt da căng, có cảm giác châm chích, ngứa, da sần sùi, không đều màu, có thể xuất hiện các vết đốm. Dễ kích ứng và nổi mẩn đỏ.
- Da cực kỳ khô: Bề mặt da sần sùi, bong tróc vảy, có thể xuất hiện các vết nứt nẻ hay, cảm giác ngứa cũng thường xuyên hơn.
3.3. Da dầu
Đặc điểm của da dầu:
- Lỗ chân lông to, mắt thường có thể nhìn thấy được.
- Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, tiết nhiều dầu nên luôn bị bóng dầu.
- Cấu trúc da dày, lưu thông máu không tốt nên thường sẫm màu.
- Da dầu có xu hướng dễ bị nổi mụn trứng cá (đầu đen và đầu trắng) và các loại mụn khác như mụn viêm, mụn bọc hơn các loại da khác.
- Tỉ lệ nam giới ở độ tuổi dậy thì có làn da thuộc loại da dầu cao hơn ở nữ giới.
3.4. Da hỗn hợp
Đặc điểm của da hỗn hợp:
- Khó nhận biết da hỗn hợp hơn các loại da khác do các đặc điểm trùng lặp của nó. Sở dĩ gọi là “hỗn hợp” do có sự kết hợp các đặc điểm của các loại da khác: có vùng da khô và có vùng lại bị đổ nhiều dầu.
Da hỗn hợp được phân thành 2 loại:
Da hỗn hợp thiên dầu:
- Cả vùng chữ T và vùng chữ U đều tiết nhiều dầu
- Lỗ chân lông to và dễ bị nổi mụn trứng cá.
Da hỗn hợp thiên khô:
- Vùng chữ T tiết nhiều dầu, vùng chữ U tiết ít dầu có thể thuộc loại da thường/ khô.
- Mụn có thể xuất hiện nhiều ở vùng chữ T.
- Vùng chữ U nếu thuộc loại da khô thường khá nhạy cảm.
3.5. Da nhạy cảm
Đặc điểm của da nhạy cảm:
- Da nhạy cảm là loại da dễ bị kích ứng bởi các tác động xấu từ môi trường, thời tiết hoặc từ các thành phần có trong các sản phẩm chăm sóc da.
- Cấu trúc da mỏng, dễ dàng thấy mạch máu hay các gân xanh nằm bên dưới da.
- Vào mùa đông khi nhiệt độ và độ ẩm thấp, da dễ bị mất độ ẩm và có hiện tượng bong tróc.
- Mùa hè da lại đổ dầu nhiều và dễ nổi mụn.
- Dễ bị kích ứng, nổi mẩn đỏ, nóng rát da khi đi dưới ánh nắng mặt trời.
- Sử dụng các chất kích thích hoặc ăn các loại thực phẩm cay nóng, da đỏ ửng lên và có cảm giác ngứa.
- Kết cấu bề mặt da không đồng đều.
4. Cách phân biệt các loại da
4.1. Cách 1: Nhận biết qua quan sát da bằng mắt và cảm nhận
Bước chuẩn bị:
Làm sạch da, loại bỏ các chất bã nhờn, dầu thừa, bụi bẩn bám trên da bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt chứa các thành phần dịu nhẹ, an toàn. Chú ý không nên rửa mặt quá lâu làm da khô căng, mất độ ẩm dẫn đến đánh giá sai về tình trạng da. Không sử dụng thêm bất kỳ một loại sản phẩm nào khác trên da sau khi rửa mặt. chờ cho da khô tự nhiên.
Bước đánh giá:
Sau khi rửa mặt:
- Nếu da có cảm giác căng lên thì đó là da khô do da khô có xu hướng hút nước nhanh, còn – Nếu da có cảm giác sạch hơn thì đó là da nhờn.
- Nếu da có cảm giác sạch ở vùng chữ T còn hai bên má cảm thấy căng thì đó là da hỗn hợp.
- Nếu da có cảm giác ngứa, đỏ ửng lên sau khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào (sữa rửa mặt, kem dưỡng, kem trị mụn,…) thì đó là da nhạy cảm.
Sau một vài giờ:
- Nếu soi gương thấy da bóng nhờn nhiều ở cả 2 vùng chữ T và U, nhìn thấy rõ lỗ chân lông, thì đó là da dầu.
- Nếu soi gương thấy da vùng chữ T nhờn nhiều, vùng chữ U ít nhờn/khô: da hỗn hợp thiên nhờn.
- Nếu soi gương thấy da vùng chữ T nhờn ít, vùng chữ U khô: da hỗn hợp thiên khô.
- Nếu soi gương thấy da căng, khô thậm chí có hiện tượng tróc vảy ở cả 2 vùng chữ T và U: da khô
- Nếu không có bất kỳ dấu hiệu nào thuộc các dấu hiệu trên thì da thuộc loại da thường.
4.2. Cách 2: Sử dụng giấy thấm dầu để phân biệt các loại da
Sau vài giờ rửa mặt, dùng 2 miếng giấy thấm dầu, 1 chấm lên vùng chữ T và tờ còn lại chấm lên 2 bên má.
- Nếu thấy xuất hiện ít dầu ở một vài điểm không đáng kể thì đó là da thường.
- Giấy thấm dầu thấm nhiều dầu ở cả 2 tờ thì đó là da dầu.
- Không thấy dầu trên giấy thấm dầu, làn da sau khi chạm nhẹ vào giấy có cảm giác rát nhẹ, thì đó là da khô.
- Giấy thấm dầu ở vùng chữ T thấm nhiều dầu còn 2 bên má thì gần như không chứng tỏ da thuộc loại da hỗn hợp.
4.3. Cách 3: Dùng máy soi da chuyên dụng
Cách này cho kết quả chính xác và khách quan nhất so với các cách còn lại.
5. Phương pháp chăm sóc thích hợp nhất cho từng loại da
Loại da |
Cách chăm sóc phù hợp |
Da thường |
– Giữ da sạch và chú ý cung cấp đủ độ ẩm cho da bằng cách uống đủ nước, có thể sử dụng thêm các loại sản phẩm cấp ẩm. – Chống nắng cho da đầy đủ khi ra ngoài. |
Da khô |
– Không rửa mặt quá lâu. – Uống nhiều nước. – Sử dụng thêm các sản phẩm cấp ẩm như xịt khoáng hay toner, kem dưỡng ẩm. Thoa 1 lớp mỏng và vỗ nhẹ giúp dưỡng chất dễ dàng thấm sâu vào bên trong da. – Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để xông mặt, bổ sung nước cho da một cách tự nhiên. – Chống nắng cho da đầy đủ khi ra ngoài.
|
Da dầu |
– Lựa chọn sữa rửa mặt dành riêng cho loại da hỗn hợp, không chứa các thành phần có tính chất tẩy rửa mạnh. – Chỉ nên rửa mặt 1-2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối. – Uống đủ nước. – Tránh đưa tay lên mặt. – Không nên sử dụng quá nhiều sản phẩm làm đẹp hay sản phẩm trị mụn lên da để tránh da quá tải. |
Da hỗn hợp |
– Chú ý giữ vệ sinh vùng da dầu và cấp ẩm cho vùng da khô. – Uống đủ nước. – Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài. |
Da nhạy cảm |
– Đơn giản hóa quy trình dưỡng da, sử dụng sản phẩm làm sạch da không chứa xà phòng. – Chỉ nên sử dụng các sản phẩm chứa các thành phần có nguồn gốc rõ ràng, dịu nhẹ và an toàn. – Chống nắng kĩ cho da khi ra ngoài. – Tránh sử dụng thực phẩm cay nóng hay đồ uống chứa chất kích thích. |