Mụn trứng cá là tình trạng da rất phổ biến hiện nay. Nó không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ. Sau đây, Nacurgo Gel sẽ giúp bạn đọc hiểu được nguyên nhân cũng như cách trị mụn trứng cá ở mũi.
Vấn đề mụn trứng cá ở mũi
Mụn trứng cá hình thành là kết quả của sự tích tụ cặn bẩn, dầu thừa trong lỗ chân lông, hoặc do vi khuẩn P.acnes xâm nhập trên da. Mụn có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu như má, trán, lưng hay mũi. Mụn trứng cá ở mũi khá phổ biến và gây mất thẩm mỹ cho gương mặt. Sau khi nặn mụn sẽ khiến nốt mụn bị viêm hoặc để lại vết thâm đỏ trên da, gây trở ngại cho nhiều người.
Mụn trứng cá bọc ở mũi thường là mụn đầu đen nằm sâu trong lỗ chân lông, cũng có thể là mụn viêm sưng đỏ. Mụn ban đầu mọc lẻ tẻ nhưng nếu không được điều trị đúng cách, mụn sẽ lan rộng và tạo thành những mảng lớn trên gương mặt. Tình trạng mụn khi đã trở nên nghiêm trọng thì quá trình điều trị sẽ phức tạp và khó điều trị hơn. Do vậy, hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị mụn sẽ giúp cho bạn hạn chế được tình trạng bị mụn trứng cá ở mũi.
Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở mũi
Một số nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá ở mũi bao gồm:
- Do sự xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài: Vi khuẩn Propionibacterium và vi khuẩn P.acnes là những chủng vi khuẩn chính gây mụn trứng cá, mụn đầu đen trên da.
- Do sự thay đổi nội tiết bất thường trong cơ thể: Sự thay đổi bất thường kích thích quá trình bài tiết bã nhờn trên da, dầu thừa làm bít tắc lỗ chân lông và khiến da dễ bị mụn hơn. Vấn đề này thường xảy ra ở đối tượng trong giai đoạn dậy thì, nữ giới trong chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
- Do da nhạy cảm trước các yếu tố ngoài tự nhiên: môi trường, thời tiết, khói bụi ô nhiễm.
- Do chế độ ăn uống chưa khoa học và lành mạnh: ăn đồ cay nóng và nhiều dầu mỡ, sử dụng nhiều cà phê, rượu, bia, thuốc lá, ăn nhiều đồ ngọt và sữa.
- Do thói quen sinh hoạt không phù hợp: thức khuya, không ngủ đủ giấc, căng thẳng lo âu stress kéo dài, không loại bỏ lớp trang điểm trước khi đi ngủ.
Cách điều trị mụn trứng cá ở mũi
Sự đổ dầu thường xuyên và liên tục ở vùng da xung quanh mũi khiến cho vùng chữ T xuất hiện nhiều mụn. Cần chăm sóc đúng cách để mụn không lây lan và tiến triển thành mụn viêm. Tùy theo dạng mụn gặp phải (mụn không viêm và mụn viêm) mà cần áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.
Đối với mụn trứng cá không viêm
Mụn không viêm thường gặp bao gồm mụn trứng cá có nhân, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn còn ở thể nhẹ. Trường hợp này có thể khắc phục bằng cách sử dụng các dạng thuốc bôi ngoài da (thuốc không kê đơn) để điều trị tại chỗ. Các loại kem bôi ngoài da vừa có tác dụng tiêu diệt tác nhân gây mụn, vừa giúp kiểm soát dầu thừa vùng mũi cũng như cân bằng lại độ ẩm cần thiết cho da. Một số chế phẩm hay được sử dụng như:
- Benzoyl Peroxide có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch lớp tế bào chết trên bề mặt da, nồng độ thấp phù hợp cho mụn trứng cá thể nhẹ.
- Acid Salicylic được đánh giá là hiệu quả khi điều trị mụn không viêm. Acid Salicylic vừa có tác dụng tẩy da chết, vừa ức chế sự phát triển của vi khuẩn và ngăn ngừa mụn.
- Acid Glycolic (AHA) có tác dụng tẩy da chết và làm mờ các vết thâm do mụn để lại.
- Retinoids.
Đối với mụn trứng cá ở mũi bị viêm
Mụn trứng cá không viêm nếu tự nặn tại nhà không đúng cách sẽ khiến nốt mụn bị sưng to hơn và trở thành mụn viêm. Mụn viêm thường sưng to, đỏ, khi chạm vào gây đau đớn cho người bị, gây mất thẩm mỹ. Mụn trứng cá viêm nếu mọc lẻ tẻ, ít có thể áp dụng các phương pháp trị mụn tại nhà để làm giảm sưng tấy như chườm nước đá, chườm ấm, sử dụng các loại kem trị mụn điều trị tại chỗ.
Trong trường hợp bị mụn viêm nặng, mụn nổi theo từng mảng và các phương pháp khắc phục tại nhà không hiệu quả thì bạn nên tới gặp bác sĩ, chuyên gia da liễu để được tư vấn và điều trị theo liệu trình.
Lời khuyên của chuyên gia giúp phòng ngừa mụn trứng cá ở mũi
Một số biện pháp cần áp dụng để phòng ngừa mụn trứng cá ở mũi được chuyên gia khuyên dùng bao gồm:
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, có lợi cho da: không thường xuyên sử dụng các đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ngọt, chất kích thích; nên bổ sung thêm trái cây và rau xanh trong thực đơn hàng ngày, duy trì thói quen uống đủ nước hàng ngày.
- Không thức quá khuya, nên đi ngủ trước 23 giờ, ngủ đủ 7 đến 8 giờ mỗi ngày.
- Làm việc điều độ, không để căng thẳng lo âu stress kéo dài.
- Rửa mặt với sữa rửa mặt 2 lần mỗi ngày. Ngoài ra các thời điểm khác trong ngày nếu vùng mũi đổ quá nhiều dầu thì nên rửa cùng với nước lạnh.
- Mỗi tuần tẩy da chết 1 hoặc 2 lần giữ cho bề mặt da luôn khô thoáng và sạch sẽ, tránh tích tụ dầu thừa và cặn bẩn gây mụn.
- Không tự ý nặn mụn tại nhà, không chạm tay lên mặt quá thường xuyên. Tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn và bụi bẩn, dễ làm lây nhiễm chéo đối với da mặt.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia da liễu để tình trạng mụn không trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn.
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
- Mụn trứng cá ở cằm: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách điều trị
- Mọc mụn ở lưng là bệnh gì? Cách trị mụn trứng cá ở lưng hiệu quả
Tài liệu tham khảo:
Mai Nguyễn đã bình luận
bài viết hay lắm ạ
Nacurgo Gel trả lời đã bình luận
Chào bạn Mai Nguyễn! Cảm ơn bạn đã tham khảo thông tin mà Nacurgo Gel chia sẻ. Nếu cần tư vấn trực tiếp, bạn có thể liên hệ lại tổng đài miễn cước 18006626 (trong giờ hành chính) nhé.