Mụn trứng cá ở cằm dù lớn hay nhỏ cũng thường gây đau và khó chịu hơn rất nhiều so với các vị trí khác trên mặt. Mụn ở cằm do đâu mà có và làm cách nào để chăm sóc da, hạn chế mọc mụn ở cằm, các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nacurgo Gel nhé!
Nguyên nhân mụn trứng cá mọc ở cằm
Cũng như một số vị trí khác trên mặt, mụn trứng cá ở cằm nam giới và nữ giới xuất phát từ các nguyên nhân chính như:
Không tẩy trang, rửa mặt sạch
- Không dùng tẩy trang có thể dẫn đến việc không rửa sạch các bụi bẩn, vi khuẩn bám trên da mặt suốt cả ngày, kể cả khi bạn không ra ngoài đường.
- Đặc biệt là với những bạn make up, không dùng tẩy trang thì chắc chắn sẽ không tẩy sạch được các loại kem hay phấn.
- Hoặc dùng sản phẩm không hợp da có thể làm thay đổi pH của da mặt, khiến da dễ lên mụn hơn.
Không dùng đồ che chắn, kem chống nắng, thường xuyên để da tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, ánh nắng mặt trời gây hại trực tiếp đến làn da. Không chỉ khiến mụn dễ xuất hiện hơn mà còn khiến da yếu, đen, sạm đi.
Rối loạn nội tiết tố
- Là nguyên nhân bên trong gây nổi mụn thường thấy ở các bạn nữ.
- Nội tiết tố rối loạn làm bã nhờn và dầu được sản xuất nhiều gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến gây ra mụn.
- Bên cạnh đó, trước và sau kỳ kinh nguyệt, các bạn nữ thường hay nổi mụn cũng là do nguyên nhân nội tiết tố bị thay đổi đột ngột.
- Ngoài ra, việc xuất hiện mụn cũng khá phổ biến ở các bạn nam khi đang ở độ tuổi dậy thì.
Ăn nhiều đồ dầu mỡ, chiên rán, cay nóng
- Mặc dù chưa có những báo cáo cụ thể về mối liên quan giữa việc ăn nhiều đồ chiên rán, cay nóng với việc mọc mụn nhưng trên thực tế đã thấy được sự liên quan đó.
- Không chỉ đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, mà các loại đồ uống như nước ngọt có gas, các chất kích thích, bánh kẹo ngọt… cũng làm gia tăng bài tiết chất nhờn trên da khiến mụn xuất hiện ở vùng cằm nhiều hơn.
Một số nguyên nhân khác
Chế độ làm việc quá căng thẳng, thường xuyên bị stress, nghỉ ngơi không đủ cũng khiến mụn trứng cá lên nhiều hơn.
Một số bệnh phụ khoa, các vấn đề liên quan đến tử cung, buồng trứng gây rối loạn nồng độ các hormone cũng khiến mụn trứng cá xuất hiện ở cằm.
Một số nguyên nhân khác như: chăn gối, giường bẩn, rửa mặt quá nhiều lần, thay đổi thời tiết…
Mụn mọc quanh miệng là dấu hiệu của bệnh gì?
Mụn xuất hiện thường do nguyên nhân nội tiết tố và các nguyên nhân từ bên ngoài. Tuy nhiên, mụn xuất hiện đôi khi lại là dấu hiệu của một số loại bệnh lý liên quan đến nang lông hay các mô xung quanh và thường có biểu hiện nặng và gây đau hơn các mụn trứng cá thông thường.
Viêm nang lông
- Viêm nang lông là tình trạng nhiễm trùng ở các nang lông.
- Viêm nang lông ở cằm, ở xung quanh miệng xuất hiện dưới dạng những nốt mụn nhỏ, thường tự khỏi mà không cần điều trị, tuy nhiên, nếu có biểu hiện nổi đỏ có mủ, có mùi lạ, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
- Tình trạng bệnh lý này có thể được điều trị bằng kháng sinh, thuốc giảm đau và thuốc kháng histamin.
Viêm da
- Có thể do các sản phẩm chăm sóc da không hợp hoặc do tiếp xúc với khăn choàng, quần áo hay dây cài mũ bảo hiểm.
- Tình trạng này thường gây ngứa ngáy, khó chịu nhưng không nghiêm trọng và có thể tự khỏi khi hết tác nhân gây kích ứng.
- Để tránh bị viêm da, bạn nên ngừng sử dụng các loại sản phẩm trên, vệ sinh da nhẹ nhàng bằng nước ấm và tránh làm trầy xước da vì có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
Viêm mô tế bào
- Là tình trạng nhiễm trùng da do vi khuẩn, thường xuất hiện ở các vết thương, vết hở do dao cạo không đảm bảo vệ sinh.
- Các vết đỏ sưng lên, lan rộng và gây đau dữ dội khi chạm vào.
- Vết sưng có thể ảnh hưởng đến các mô phía dưới, gây sưng hạch bạch huyết và có thể có các triệu chứng nghiêm trọng như: viêm da, đau dữ dội ở cằm, sốt, chóng mặt, hình thành áp xe,… Trong trường hợp này, người bệnh cần đến bệnh viện để khám và được kê thuốc, thông thường sẽ điều trị bằng kháng sinh trong 5-14 ngày.
Mụn nhọt
- Mụn nhọt là tình trạng nhiễm khuẩn ở các nang lông và các mô xung quanh dẫn đến viêm, sưng đỏ, có mủ và hình thành cục đỏ trên da.
- Mụn nhọt thường gây đau dữ dội, có thể tự vỡ trong 2 tuần, nhưng đôi khi nghiêm trọng hơn và cần rạch da, chọc mủ, dùng kháng sinh để ngăn ngừa các rủi ro khác và làm mụn nhanh lành hơn.
- Đặc biệt, những nốt mụn ở xung quanh miệng có thể gây nhiều nguy hiểm, do đó, bạn không nên tự nặn, chọc mủ tại nhà mà nên đến cơ sở y tế để đảm bảo vệ sinh và các dụng cụ được khử khuẩn sạch sẽ.
Bệnh hồng ban
Là một bệnh da liễu mãn tính với triệu chứng như xuất hiện các vết sưng đỏ, chứa đầy mủ ở dưới da. Bệnh hồng ban có 4 dạng phổ biến với triệu chứng và dấu hiệu nhận biết khác nhau như:
- Dạng hồng ban cầu: có triệu chứng đỏ bừng da mặt, có thể nhìn thấy các mạch máu bằng mắt thường.
- Dạng hồng ban sẩn: thường ở phụ nữ tuổi trung niên và gây nổi mụn trứng cá.
- Chứng đỏ mặt: dạng hồng ban hiếm gặp khiến nổi mụn ở mũi hoặc khiến da mũi dày lên, thường xuất hiện ở nam giới.
- Hồng ban mắt: thường tập trung ở khu vực xung quanh mắt.
Cách phòng và điều trị mụn trứng cá ở cằm
Tạo thói quen lành mạnh, tốt cho sức khỏe
Các thói quen lành mạnh ở đây chính là chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc da hợp lý. Hãy bắt đầu thay đổi từ việc hạn chế ăn các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, bổ sung nhiều vitamin, chất xơ có trong rau củ quả và uống nhiều nước mỗi ngày.
Có chế độ chăm sóc da đầy đủ từ bước tẩy trang, rửa mặt, đến kem dưỡng da. Hãy nhớ rằng luôn phải cấp ẩm và chống nắng đầy đủ cho da, có vậy mới hạn chế được các tác động tiêu cực từ bên ngoài môi trường đến làn da.
Trị mụn trứng cá ở cằm bằng phương pháp thiên nhiên
Trị mụn bằng mật ong:
- Mật ong là một trong những cách trị mụn dưới cằm tại nhà. Đây là một phương pháp khá đơn giản. Kết hợp mật ong với chanh hoặc sữa chua sẽ làm dịu nốt mụn nhanh chóng và giảm thâm hiệu quả.
- Bên cạnh đó, mật ong còn có khả năng thúc đẩy tái tạo và hồi phục da, giúp da căng và sáng hơn.
Trị mụn bằng đá lạnh:
- Đá lạnh có tác dụng giảm viêm, giảm sưng đau do đó có thể dùng đá để chườm lên các vết mụn.
- Chườm đá sau khi rửa mặt cũng là một cách để làm se khít lỗ chân lông, tuy nhiên, với các nốt mụn, bạn chỉ nên chườm 1-2 phút vì nhiệt độ lạnh có thể khiến da bị kích ứng và bỏng lạnh.
Thuốc trị mụn trứng cá ở cằm
Tretinoin:
- Là một dẫn xuất của vitamin A có tác dụng mạnh lên các nốt mụn, có khả năng làm mờ thâm, thông thoáng lỗ chân lông và tái tạo da một cách hoàn hảo.
- Tuy nhiên, Tretinoin là dạng hoạt động mạnh nên khi mới sử dụng có thể sẽ có hiện tượng kích ứng, bong tróc da. Do vậy, bạn nên cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc bôi có chứa Tretinoin.
Thuốc bôi chứa kháng sinh:
Có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, hỗ trợ gom cồi mụn, giảm đỏ, giảm sưng tấy, giảm đau. Một số loại thuốc bôi có chứa kháng sinh như Erythromycin, Clindamycin,…
Thuốc bôi chứa acid salicylic:
- Acid salicylic (BHA) là thành phần trị mụn thường thấy ở các loại sản phẩm chăm sóc da.
- Acid salicylic có tác dụng tẩy tế bào chết, loại bỏ bã nhờn, làm thông thoáng lỗ chân lông, đẩy mụn và se khít lỗ chân lông.
- Tùy vào từng cơ địa mà acid salicylic có thể gây kích ứng, do đó, bạn cần cân nhắc kỹ khi sử dụng và không nên dùng quá thường xuyên khi mới bắt đầu.
Kem trị mụn Nacurgo Gel:
Nacurgo Gel là một sản phẩm do hãng dược phẩm Newtech Pharm, Việt Nam sản xuất, được bào chế công nghệ cao với lớp gel trong suốt, thấm nhanh và không bít tắc trên da, kết hợp tinh túy giữa thảo dược phương Tây và thảo dược Phương Đông giúp giải quyết mụn và thâm sẹo mụn tận gốc:
- Tiêu viêm tại ổ mụn với khả năng diệt khuẩn phổ rộng, đồng thời kích thích nhân mụn chín và đẩy nhân mụn trồi lên.
- Phá hủy hắc sắc tố Melanin và kiểm soát sợi Collagen phát triển đồng đều giúp xóa mờ vết thâm mụn và sửa chữa những tổn thương da sau mụn, tái tạo tế bào da mới sáng đều màu.
- Chiết xuất cúc La Mã – Phong đường – Rau sam giúp làm dịu mát vùng da viêm đỏ, mẩn ngứa do mụn, dọn sạch bã nhờn dư thừa và cân bằng độ ẩm cho da, giúp mở lỗ chân lông để nhân mụn tự đẩy ra một cách dễ dàng.
- Tinh chất nghệ trắng Tetra Hydro Curcumin hiệu quả gấp 40 lần tinh nghệ vàng thông thường góp phần làm sạch thâm mụn, khôi phục làn da phẳng mịn, sáng màu cho bạn.
Được bào chế dạng gel trong suốt thẩm thấu nhanh và sâu dưới bề mặt da, không bết dính hay bít tắc lỗ chân lông như kem bôi thông thường.
Cách chăm sóc da khi bị mụn bọc ở cằm
Cách trực tiếp để hạn chế mụn bọc và chăm sóc da khi bị mụn bọc ở cằm là chế độ skincare. Ngoài các biện pháp dùng thuốc như trên, có được một chế độ chăm sóc da hợp lý và lâu dài có tác dụng nuôi dưỡng và bảo vệ làn da tốt hơn cả. Các bạn có thể tham khảo một số phương pháp chăm sóc da giúp kiểm soát và phòng ngừa tái phát mụn trứng cá ở cằm như sau:
- Dùng nước tẩy trang ở bước đầu tiên (hoặc dùng dầu tẩy trang) để làm sạch sâu lớp trang điểm, bụi bẩn bám trên da. Sau đó dùng sữa rửa mặt để làm sạch da thêm một bước nữa, nên dùng sữa rửa mặt 2 lần/ngày vào sáng và tối để đảm bảo làn da được sạch sẽ và ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông.
- Dùng toner để cân bằng pH và cấp ẩm cho da, dùng serum đặc trị mụn hoặc treatment, sau đó đến bước dưỡng ẩm để làm mềm, cấp ẩm cho da.
- Sử dụng kem chống nắng đều đặn và nhớ thoa lại sau mỗi 3 giờ vì khi đó kem chống nắng đã hết tác dụng. Dùng các biện pháp bảo vệ da như kính mắt, áo chống nắng, mũ.
- Dùng khẩu trang mới hoạc giặt sạch khẩu trang mỗi ngày để tránh vi khuẩn, bụi bẩn bám lên bề mặt khẩu trang, tránh nguy cơ mắc và tái phát lại mụn.
- Đắp mặt nạ, tẩy da chết 1-2 lần/tuần để làm mới da, làm sạch sâu và cung cấp được nhiều dưỡng chất từ mặt nạ.
- Trong quá trình có mụn trứng cá, đặc biệt là mụn bọc, tốt nhất bạn không nên trang điểm do các loại kem, phấn có thể làm nặng thêm tình trạng bít tắc lỗ chân lông và khó rửa sạch, tăng nguy cơ nổi mụn.
- Hạn chế các thói quen xấu như: thức đêm, chống tay lên cằm, tì cằm, sờ tay lên mặt, nặn mụn không đúng cách, không hợp vệ sinh,…
- Ăn uống điều độ, hạn chế dùng các chất kích thích, thuốc lá, cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, tránh stress, căng thẳng quá mức.
- Mụn trứng cá ở cằm, xung quanh miệng và nổi mụn ở quai hàm có thể được kiểm soát nhờ chính chế độ chăm sóc da của chúng ta, nhờ việc thay đổi những thói quen xấu như hay sờ, nặn mụn và bằng cách tận dụng các phương pháp đơn giản tại nhà.
- Tuy nhiên, với những trường hợp nặng như gây đau nhiều, đau dữ dội hay có mủ, sưng đỏ lâu, lan rộng, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám kĩ càng và được tư vấn sử dụng thuốc điều trị hợp lý, tránh tự sử dụng thuốc ở nhà gây ảnh hưởng đến cơ thể.
Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích về việc xử lý mụn ở cằm cũng như xây dựng một chế độ chăm sóc da đầy đủ, hợp lý.
Xem thêm một số bài viết khác cùng chủ đề:
- Mụn trứng cá: Nguyên nhân | Các loại mụn trứng cá | Cách điều trị
- Mọc mụn trứng cá ở vành tai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Tài liệu tham khảo:
Thanhthanh đã bình luận
Nacurgo Gel có dùng được cho da nhạy cảm không ạ?