Mụn trứng cá là một tình trạng tổn thương da có thế gặp ở bất kỳ ai. Hãy cùng Nacurgo Gel tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau.
Mụn trứng cá là gì?
Bề mặt da nếu không thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ sẽ dẫn tới tình trạng bít tắc lỗ chân lông do dầu thừa và bụi bẩn, cặn trang điểm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây xuất hiện mụn nhọt.
Mụn trứng cá có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể như mặt, lưng, ngực, vai. Thông thường, mụn trứng cá thường xuất hiện ở giai đoạn dậy thì và có thể kéo dài tới năm bạn 30 tuổi.
Phân loại mụn trứng cá
Mụn trứng cá được phân chia thành nhiều dạng, mỗi dạng mụn trứng cá sẽ có những biểu hiện khác nhau và phương pháp điều trị khác nhau.
Mụn trứng cá đỏ
Mụn trứng cá đỏ là một dạng thường gặp ở mụn trứng cá, những nốt mụn viêm đỏ, có thể có mủ hoặc không. Mụn trứng cá đỏ thường xuất hiện ở vùng cánh mũi, trán và hai bên má. Nguyên nhân dẫn đến mụn trứng cá đỏ có thể rối loạn nội tiết hoặc vệ sinh da mặt không sạch sẽ. Ở nữ giới, các đợt bùng phát mụn viêm đỏ thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc ở phụ nữ đang trong thai kỳ.
Mụn trứng cá đỏ gồm 4 dạng khác nhau với biểu hiện và thời điểm xuất hiện khác nhau. Hiểu rõ về tình trạng mụn mình đang gặp phải giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc lựa chọn phương pháp điều trị.
- Mụn trứng cá đỏ dạng sần, có mủ: thường xuất hiện ở người da dầu, da nhạy cảm. Các nốt mụn đỏ ửng, sưng to, làm lộ mạch máu dưới da và làm vùng da bị mụn đỏ thẫm, làm da loang lổ không đều màu, gây mất thẩm mỹ.
- Mụn trứng cá đỏ dạng giãn mạch: các nốt mụn đỏ, giãn mạch máu dưới da, khiến da nhạy cảm hơn dưới sự tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài môi trường, da khô và dễ bong tróc, cảm giác ngứa và đau châm chích.
- Mụn trứng cá đỏ mũi to: Dạng mụn này không phổ biến, ít gặp, thường chỉ gặp ở nam giới. Loại mụn này chỉ xuất hiện ở vùng mũi, làm dày vùng da bị mụn, lỗ chân lông to, đỏ da.
- Mụn trứng cá đỏ ở mắt: mắt đỏ, có hiện tượng xuất huyết, nhạy cảm hơn với ánh sáng, suy giảm thị lực. Mắt khô nên thường xuyên tiết nước mắt, thỉnh thoảng có thể cảm thấy châm chích và nóng mắt.
Mụn trứng cá bọc
Mụn trứng cá bọc là biểu hiện nghiêm trọng khi mụn phát triển ở thể nặng. Ở giai đoạn đầu, trên da xuất hiện những nốt mụn nhỏ li ti dạng có nhân, gây ửng đỏ và sưng tấy nhẹ trên vùng da. Nếu không được xử lý đúng cách, vùng da bị mụn lan rộng, các nốt mụn trứng cá phát triển to hơn và liên kết thành mảng, sưng to, bên trong có chứa mủ và máu, gây đau nhức và mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
Mụn trứng cá bọc thường gặp ở trên mặt, mũi, cằm, vai, lưng… Nếu không được loại bỏ bằng phương pháp phù hợp, các tổn thương của mụn bọc sẽ để lại sẹo trên da và khó khắc phục sau này.
Mụn trứng cá viêm
Mụn trứng cá viêm là dạng nặng của mụn trứng cá bọc, gồm mụn đỏ có mủ và mụn nang bọc. Biểu hiện của dạng mụn này là các nốt nổi sần trên da, có kích thước từ nhỏ tới lớn, gây đau, bên trong có mủ trắng, nhân nằm sâu dưới da không thể quan sát được bằng mắt thường.
Đây là dạng mụn phức tạp, khó điều trị, nếu không điều trị sớm dễ gây tổn thương sâu cho da, để lại vết thâm đỏ và vết sẹo rỗ. Do vậy cần tới các cơ sở da liễu càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.
Một số loại mụn trứng cá khác
Mụn đầu trắng: là các mụn nhỏ dưới da, có kích thích nhỏ, tạo thành các đốm trắng li ti trên da, không gây đau. Khi nặn ra thu được chất nhầy màu trắng, không có cồi mụn cứng như các dạng mụn khác. Xung quanh nốt mụn có thể bị thâm đỏ. Nặn mụn đầu trắng không hết khiến mụn tiếp tục tạo thành chất nhầy trắng, làm nốt mụn to hơn và khó xử lý hơn.
Mụn đầu đen: các mụn nhỏ trên da, có đầu màu đen, sờ vào thấy cứng. Đây là tình trạng bụi bẩn, vi khuẩn bị bít tắc tại lỗ chân lông, khi tiếp xúc với không khí bị oxy hóa tạo thành màu đen ở đầu. Mụn đầu đen là dạng mụn nhẹ, không quá nghiêm trọng. Để nặn mụn đầu đen thì nên tới các cơ sở thẩm mỹ có dụng cụ chuyên dụng để hạn chế tổn thương da.
Mụn hạch: nốt mụn có kích thước lớn, cứng, gây đau khi chạm vào. Mụn hạch có thể để lại sẹo hoặc các vết thâm trên da sau này.
U nang: Mụn to chứa nhiều mủ bên trong, gây đau nhiều, điều trị phức tạp. Nhân mụn của u nang nằm sâu dưới da và khó lấy. Biến chứng nghiêm trọng nhất mà u nang có thể để lại là các vết sẹo lồi hoặc sẹo rỗ trên da nếu không được điều trị sớm.
Dấu hiệu nhận biết mụn trứng cá
Một số dấu hiệu đặc trưng để nhận biết mụn trứng cá:
- Trên da xuất hiện các nốt mụn li ti có thể có nhân hoặc không. Trong các trường hợp nghiêm trọng, trong mụn có thể có dịch mủ hoặc máu.
- Mụn đầu trắng và mụn đầu đen để lại những chấm nhỏ trên da có thể quan sát bằng mắt thường.
- Mụn trứng cá khiến vùng da ửng đỏ và có thể bị đau.
Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá
Tình trạng mụn trứng cá thường xuất hiện trên da khi có hiện tượng tích tụ các bã nhờn và chất bụi bẩn tại nang lông. Trong các trường hợp bất thường, tuyến bã nhờn bị kích thích làm tăng tiết dầu thừa trên da, nếu lượng dầu thừa này không được vệ sinh thường xuyên sẽ dẫn tới kéo theo các cặn bụi và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Vi khuẩn chủ yếu gây mụn trên da là chủng vi khuẩn Propionibacterium acnes.
Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng tăng tiết mụn trứng cá trên da bao gồm:
- Rối loạn nội tiết tố, nồng độ hormon Androgen tăng một cách bất thường. Khi nồng độ hormon này tăng đột ngột sẽ dẫn tới tình trạng kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn, tăng nguy cơ sinh mụn trên da. Tình trạng rối loạn nội tiết này thường gặp chủ yếu ở trẻ trong giai đoạn dậy thì hoặc nữ giới trong chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ đang mang thai.
- Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với da. Với những người có làn da dầu dễ sinh mụn nếu dùng sản phẩm có chứa hàm lượng lớn chất thân dầu thì sẽ làm tăng nguy cơ bít tắc các lỗ chân lông và sinh mụn.
- Thường xuyên bị căng thẳng và stress kéo dài, thường xuyên thức khuya và không ngủ đủ giấc mỗi ngày.
- Chế độ ăn uống không có lợi cho da: hay sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, sản phẩm chứa nhiều đường, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
- Thường xuyên sử dụng sản phẩm trang điểm nhưng không làm sạch cặn trang điểm kỹ càng, khiến lỗ chân lông bị bụi bẩn sau một thời gian dài.
- Một số nguyên nhân khác gây mụn mà có khi bạn không để ý.
Mụn trứng cá thường gặp trên những đối tượng nào?
Mụn trứng cá có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này bao gồm:
- Nhân viên làm việc văn phòng thường xuyên làm việc với máy tính. Ánh sáng xanh từ màn hình máy tính kích thích khiến da tăng tiết bã nhờn, làm da yếu đi và dễ sinh mụn hơn.
- Đối tượng trong giai đoạn dậy thì: Giai đoạn dậy thì khiến nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi đột ngột, kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn dưới da. Trong giai đoạn này, trẻ vị thành niên dễ bị mụn bọc và mụn viêm.
- Nữ giới đang trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Phụ nữ đang mang thai.
- Đối tượng thuộc nhóm da dầu
- Bệnh nhân sử dụng thuốc trong thời gian dài, làm ảnh hưởng tới chức năng của gan, khiến độc tố không được đào thải khỏi cơ thể. Độc tố tích tụ lâu ngày khiến da yếu đi và dễ sinh mụn.
Cách điều trị và phòng tránh mụn trứng cá hiệu quả
Tùy thuộc vào dạng mụn trứng cá mà bệnh nhân gặp phải mà có những liệu trình điều trị mụn khác nhau. Tình trạng mụn nhẹ có thể sử dụng các kem bôi trị mụn tại nhà, dùng thảo dược, chăm sóc da kỹ càng. Tuy nhiên, với các tình trạng mụn nghiêm trọng thì cần thăm khám tại các cơ sở da liễu để được chuyên gia chẩn đoán và đưa phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Một số phương pháp điều trị mụn trứng cá hiệu quả hiện nay bao gồm:
- Sử dụng kem/ thuốc trị mụn bôi ngoài da có tác dụng tại chỗ, có tác dụng làm xẹp nốt mụn và chống viêm ngay tại vùng da bị mụn. Dạng bôi ngoài da gây ít tác dụng phụ toàn thân nhưng thường gây khô và bong tróc da, nên kết hợp sử dụng với các loại kem dưỡng da và giữ ẩm. Trong trường hợp bị mụn trứng cá nghiêm trọng không hiệu quả khi dùng kem bôi thì chuyển sang dùng kháng sinh đường uống để nâng cao hiệu quả. Việc sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
- Kết hợp sử dụng cả kem bôi ngoài da và thuốc dùng đường uống.
- Sử dụng các loại thảo dược có công dụng trị mụn như trà xanh, nha đam, tỏi, tinh dầu tràm trà để dưỡng da tại nhà, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch của da.
Một sản phẩm trị mụn trứng cá đang được người dùng ưa chuộng bạn đọc có thể tham khảo là Nacurgo Gel. Sản phẩm có chiết xuất từ hành tây, rau má sẽ làm sạch rõ rệt các loại mụn này nhờ cơ chế:
- Tiêu viêm tại ổ mụn với khả năng diệt khuẩn phổ rộng, đồng thời kích thích nhân mụn chín và đẩy nhân mụn trồi lên.
- Phá hủy hắc sắc tố Melanin và kiểm soát sợi Collagen phát triển đồng đều giúp xóa mờ vết thâm mụn và sửa chữa những tổn thương da sau mụn, tái tạo tế bào da mới sáng đều màu.
- Chiết xuất cúc La Mã – Phong đường – Rau sam giúp làm dịu mát vùng da viêm đỏ, mẩn ngứa do mụn, dọn sạch bã nhờn dư thừa và cân bằng độ ẩm cho da, giúp mở lỗ chân lông để nhân mụn tự đẩy ra một cách dễ dàng.
- Tinh chất nghệ trắng Tetra Hydro Curcumin hiệu quả gấp 40 lần tinh nghệ vàng thông thường góp phần làm sạch thâm mụn, khôi phục làn da phẳng mịn, sáng màu cho bạn.
Được bào chế dạng gel trong suốt thẩm thấu nhanh và sâu dưới da, sản phẩm không bết dính hay bít tắc lỗ chân lông như kem bôi thông thường.
Bên cạnh đó, đối tượng bị mụn trứng cá nên kết hợp các biện pháp phòng tránh tại nhà để hạn chế gây mụn hay khiến mụn lan rộng hơn. Một số biện pháp phòng tránh được chuyên gia gợi ý:
- Vệ sinh sạch sẽ da mặt 2 lần mỗi ngày bằng sữa rửa mặt. Đặc biệt với làn da có trang điểm thì nên sử dụng nước tẩy trang để làm sạch sâu các cặn trang điểm.
- Hạn chế chạm tay lên mặt và nặn mụn tại nhà. Nặn mụn không đúng cách dễ gây nhiễm trùng, làm mụn sưng to hơn và nghiêm trọng hơn.
- Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học: bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế dùng đồ ăn nhiều dầu mỡ và cay nóng, hạn chế ăn đồ ngọt, hạn chế dùng bánh kẹo nhiều đường, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê. Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không nên thức quá khuya.
- Hạn chế trang điểm trên làn da bị mụn. Nên dùng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng để bảo vệ và cải thiện da từ sâu bên trong.
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
Mụn trứng cá: Nguyên nhân, Các loại mụn trứng cá, Cách điều trị
Mụn trứng cá trên má: Nguyên nhân, Cách điều trị và Phòng tránh
Tài liệu tham khảo: What Causes Acne?
linh đã bình luận
Tôi bị mụn trứng cá sử dụng Nacurgo gel sau 10 ngày mụn giảm nhiều lắm ạ