Mụn bọc nếu không được xử lý sớm và đúng cách có thể gặp tình trạng bội nhiễm da làm nặng thêm tình trạng mụn, khó chữa và nguy cơ cao để lại sẹo lõm sau khi trị mụn, đặc biệt là ở vùng mũi. Trong bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng Nacurgo Gel tìm hiểu thêm về mụn bọc ở mũi nhé.
Mụn bọc ở mũi là bệnh gì?
Sự phát sinh mụn bọc ở mũi cũng tương tự như với một số vị trí khác trên khuôn mặt, mụn bọc ở mũi xuất hiện do sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn kỵ khí gram dương Propionibacterium acnes (P.acnes) cùng với bụi bẩn, bã nhờn tích tụ lại gây bít tắc lỗ chân lông. Bên cạnh đó, việc vệ sinh da không thường xuyên, không đúng, rối loạn nội tiết tố cũng là một trong những yếu tố thuận lợi hình thành mụn.
Tuy nhiên, so với các vị trí khác thì mụn bọc ở mũi thường có những biểu hiện nghiêm trọng hơn triệu chứng sưng, viêm, đỏ ứng, đau nhức, ngứa. Bên trong mụn bọc là phần nhân cứng, có mủ trắng kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu. Hơn nữa, kích thước của mụn bọc ở mũi thường to hơn vị trí khác và dễ gây những tổn thương đến cấu trúc da hơn.
Mụn bọc ở mũi có thể là mọc ở cánh mũi, mụn bọc trong lỗ mũi. Thông thường, những mụn bọc mọc ở mũi là nốt mụn đơn lẻ, tuy nhiên nếu trường hợp bị mụn nặng thì có thể xuất hiện nhiều nốt mụn bọc gần nhau hay xuất hiện nốt mụn kích thước to hơn bình thường kèm với biểu hiện ửng đỏ, sưng to, đau nhức ảnh hưởng nghiệm trọng đến thẩm mỹ cũng như cấu trúc da.
Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi
Nguyên nhân chính gây mụn là do sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn P.acnes cùng sự tích tụ bã nhờn, dầu thừa, bụi bẩn ở lỗ chân lông. Ngoài nguyên chính đó, các nguyên nhân và yếu tố thuận lợi dưới đây cũng tạo điều kiện thuận lợi để hình thành mụn.
Vệ sinh da không dùng cách, không thường xuyên.
Nếu da mặt không được làm sạch thường xuyên và đúng cách sẽ làm tích tụ bã nhờn, bụi bẩn trong lỗ chân lông dễ tạo điều kiện xuất hiện mụn, khó điều trị và khả năng lây lan diện rộng cao. Một số thói quen điển hình cho việc vệ sinh da không đúng như:
- Không áp dụng các biện pháp giúp loại bỏ dầu nhờn, bụi bẩn trên da, đặc biệt là loại bỏ dầu nhờn đối với da dầu.
- Không thường xuyên sử dụng sữa rửa mặt để làm sạch mặt, sử dụng sữa rửa mặt không phù hợp với làn da.
- Sử dụng các sản phẩm dưỡng da không phù hợp với làn da của mình.
- Sau khi trang điểm hay thậm chí chỉ thoa kem chống nắng mà không tẩy trang.
Chế độ ăn uống không khoa học
Ăn uống không khoa học, thường xuyên ăn đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp,…hay thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn, cà phê, nước uống có ga nhiều có thể ảnh hưởng đến cơ thể, làm giảm khả năng thải độc của gan, ảnh hưởng đến quá trình thanh lọc của cơ thể. Điều này gây nóng trong người, độc tố bị tích tụ và hình thành nhiều nốt mụn.
Thường xuyên sờ tay lên mặt
- Tay là nơi tiếp xúc trực tiếp với nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài, đây đều là những yếu tố thuận lợi gây hại cho làn da.
- Chính vì vậy, thói quen thường xuyên sờ tay lên mặt khi tay chưa được vệ sinh sạch sẽ thì các tác nhân gây hại sẽ nhanh chóng lưu trên bề mặt da, xâm nhập và gây lên các tổn thương cho da.
Chế độ sinh hoạt không lành mạnh
- Thường xuyên thức khuya sau 11 giờ đêm, thiếu ngủ thường xuyên, ngủ không đủ giấc làm tình trạng cơ thể mệt mỏi, gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng nhiều đến chức năng cơ thể.
- Đồng thời cũng làm cho làn da xuống sắc, gây cản trở quá trình phục hồi và tái tạo lại làn da, tăng nguy cơ lão hóa da, là điều kiện cho mụn dễ dàng hình thành và phát triển.
Căng thẳng kéo dài
- Thường xuyên bị stress, căng thẳng trong công việc, học tập hay trong đời sống hàng ngày không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho mụn xuất hiện.
- Khi gặp căng thẳng kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết tố, hormone nội tiết tăng cường sản sinh gây nên mụn.
Mất cân bằng hormone trong cơ thể
- Nguyên nhân chủ yếu gây nên mụn bọc ở mũi hay ở các vị trí khác trên khuôn mặt, đặc biệt khi mụn xuất hiện thường xuyên và trên diện rộng là do sự mất cân bằng hormone cơ thể.
- Nguyên nhân này đặc biệt phổ biến đối với nữ giới, nhất là đối với phụ nữ mang thai, sau khi sinh, đang trong tuổi dậy thì, trước ngày kinh. Bên cạnh đó những người thường xuyên bị stress và căng thẳng kéo dài cũng làm rối loạn hormone cơ thể.
- Rối loạn hormone làm cho khả năng kích thích tiết bã nhờn của cơ thể hoạt động mạnh hơn, cũng làm tăng độ nhạy của da và làm da dễ bị kích ứng hơn. Đây là điều kiện thuận lợi để mụn hình thành, phát triển.
Nặn mụn bọc ở mũi có được không?
Mụn bọc thường gây nên cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến thẩm mỹ nên nhiều người thường có thói quen nặn mụn để loại bỏ nốt mụn càng sớm càng tốt. Tuy nhiên việc tự ý nặn mụn khi nhân mụn chưa chín hay nặn mụn không đúng cách sẽ làm cho vi khuẩn lây lan sang vùng da bên cạnh gây bội nhiễm trên da và nguy cơ cao để lại sẹo lớn.
Đối với mụn bọc hãy với hầu hết các mụn khác bạn không nên tự ý nặn mụn tại nhà, cũng cần tránh dùng tay sờ nên các nốt mụn, đặc biệt là khi mụn còn đang bị viêm, sưng.
Khi bị mụn tốt nhất bạn nên thực hiện vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày. Bên cạnh đó bạn có thể kết hợp sử dụng kem bôi trị mụn ( ví dụ như Narcugo Gel) để giúp đẩy nhanh quá trình làm chín mụn và đẩy nhân mụn lên, nhanh làm lành vết thương và phòng thâm sẹo do mụn để lại.
Trong trường hợp mụn bọc ở mũi sưng to, mọc nhiều, tình trạng mụn nặng thì bạn nên đến khám da liễu để được kiểm tra, nặn mụn và có phương pháp điều trị thích hợp nhất với tình trạng bạn đang gặp phải.
Điều trị mụn bọc ở mũi tại nhà tránh sẹo như thế nào?
Khi điều trị mụn bọc ở mũi tại nhà tránh sẹo bạn cần lưu ý những điều sau:
Chườm lạnh:
- Đây là một cách giúp làm giảm triệu chứng sưng, đau do mụn bọc gây ra.
- Sử dụng một chiếc khăn sạch, mỏng để bọc bên ngoài viên đá rồi tiến hành chườm lên vùng da xuất hiện mụn bọc.
Tuyệt đối không tự ý nặn mụn:
- Như đã phân tích ở trên việc tự ý nặn mụn có thể khiến trình trạng mụn nặng hơn, có thể để lại sẹo lõm làm mất thẩm mỹ trên khuôn mặt của bạn.
Chăm sóc da đúng cách:
- Thường xuyên làm sạch da bằng sữa rửa mặt, thực hiện tẩy da chết mỗi tuần 2 lần, cố gắng rửa mặt sạch sâu bên trong lỗ chân lông.
- Bên cạnh đó kết hợp với việc đắp mặt nạ trị mụn, sử dụng các sản phẩm dưỡng da uy tín, chính hãng sau khi làm sạch da.
- Đặc biệt bạn nên tạo và giữ thói quen sử dụng kem chống nắng, đeo khẩu trang để tránh sự tiếp xúc trực tiếp của làn da với tia cực tím, khói bụi từ bên ngoài môi trường.
Thực hiện ăn uống khoa học:
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, tránh sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá, hạn chế uống nước ngọt, nước có gas…
- Thường xuyên ăn rau, củ, quả có tính mát, giàu chất xơ, bổ sung đầy đủ nước,… và có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm có công dụng tiêu viêm, mát gan, thanh nhiệt, giải độc.
Thực hiện lối sống lành mạnh:
- Tạo thói quen đi ngủ sớm trước 11 giờ đêm, tránh tình trạng căng thẳng kéo dài, tạo một tinh thần thoải mái chính là một cách để bảo vệ làn da của bạn sâu từ bên trong.
Kết hợp sử dụng kem bôi điều trị mụn bọc:
- Bạn nên sử dụng kem bôi giúp phòng ngừa và điều trị mụn nhằm giúp tăng hiệu quả điều trị.
- Bạn có thể tham khảo sử dụng kem bôi Nacurgo Gel, đây là một trong những sản phẩm được ưa dùng trên thị trường hiện nay do đem lại hiệu quả cao.
- Nacurgo Gel là sản phẩm thuộc công ty Dược phẩm Newtech, được áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại có công dụng tiêu viêm tại ổ mụn với khả năng diệt khuẩn phổ rộng, đồng thời kích thích nhân mụn chín và đẩy nhân mụn trồi lên; sửa chữa những tổn thương da sau mụn, tái tạo tế bào da mới sáng đều màu; làm dịu mát vùng da viêm đỏ, mẩn ngứa do mụn, dọn sạch bã nhờn dư thừa và cân bằng độ ẩm cho da, giúp mở lỗ chân lông để nhân mụn tự đẩy ra một cách dễ dàng. Tinh chất nghệ trắng Tetra Hydro Curcumin trong Nacurgo Gel hiệu quả gấp 40 lần tinh nghệ vàng thông thường góp phần làm sạch thâm mụn, khôi phục làn da phẳng mịn, sáng màu cho bạn.
Cách xử trí mụn bọc bị vỡ an toàn không để lại sẹo
Khi mụn bọc ở mũi bị vỡ, nếu không được xử lý đúng cách sẽ làm cho tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, lây lan vi khuẩn sang các vùng da bên cạnh và làm mụn xuất hiện nhiều hơn. Để tránh gây hại cho lan da khi mụn bọc bị vỡ bạn nên tham khảo cách xử lý dưới đây:
Bước 1: Làm sạch bàn tay trước khi chạm vào vùng da bị mụn
- Làm sạch tay trước khi chạm vào vùng da bị mụn là nguyên tắc đầu tiên để tránh nhiễm trùng khi lấy nhân mụn.
- Bạn có thể vệ sinh sạch sẽ bàn tay của mình bằng cách rửa tay bằng nước muối lãng, sử dụng xà phòng tiệt khuẩn.
Bước 2: Lau sạch dịch mủ bị vỡ quanh nốt mụn
- Phần dịch mủ, vi khuẩn trong mụn bọc sẽ bị rây ra ngoài khi mụn bị vỡ. Lúc này, bạn cần làm sạch dịch mủ bằng cách sử dụng vải mềm sạch hoặc bông gạc để lau hết phần dịch mủ xung quanh nốt mụn.
- Sau đó, lau lại bằng nước muối sinh lý hoặc sử dụng cồn sát khuẩn để tránh cho vi khuẩn lây lan sang vùng da bên cạnh.
Bước 3: Lấy nốt phần nhân mụn còn lại
- Lấy nốt phần nhân mụn còn lại bằng cách dùng dụng cụ nặn mụn chuyên dụng hoặc có thể sử dụng phần đầu tăm bông để ấn mụn.
- Khi nặn mụn bạn nên ấn nhẹ nhàng nhiều phía xung quanh nhân mụn nhằm dồn lực lại trung tâm mụn để mụn nhanh trồi lên bề mặt và được đẩy ra ngoài nhanh hơn.
- Trong quá trình nặn mụn cần lưu ý không làm trầy da và tránh làm cho vi khuẩn nhiễm sang vùng da bên cạnh, không sử dụng móng tay để ấn.
Bước 4: Vệ sinh lại da mặt bằng nước muối sinh lý
Sau khi nặn mụn, bạn nên vệ sinh lại da mặt bằng nước muối sinh lý để tiêu hết vi khuẩn còn sót lại trên da.
Bước 5: Chườm đá lạnh
- Việc chườm đá lạnh sau khi nặn mụn giúp giảm sưng tấy, giảm đau, giúp miệng vết thương nhanh chóng co lại và góp phần giúp làm se khít lỗ chân lông.
- Thêm vào đó, chườm đá lạnh còn giúp ngăn ngừa hình thành sẹo rỗ sau khi nặn mụn bọc.
- Thực hiện chườm đá lạnh trong khoảng từ 10 đến 15 phút là đạt được hiệu quả nhất.
Bước 6: Sử dụng kem trị mụn
- Việc kết hợp sử dụng kem trị mụn là một cách hiệu quả giúp điều trị mụn bọc được nhiều người áp dụng do hiệu quả đem lại khá tốt.
- Nếu không có kem trị mụn thì bạn có thể thay thế bằng cách sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên có tác dụng tiêu sưng, diệt khuẩn như tinh dầu tràm, tinh dầu trà xanh, nghệ tươi, mật ong,…
Nếu không chữa trị kịp thời, mụn bọc ở mũi có thể bị chai, tức là chai lì, không nhô lên cũng khô xẹp xuống, luôn luôn gây đau nhức và gần như tồn tại mãi mãi.
Hạn chế tái phát mụn bọc ở mũi
Sau khi điều trị thì mụn bọc trên mũi vẫn có thể quay lại bình thường, để hạn chế mụn bọc ở mũi tái phát thì bạn có thể lưu ý thực hiện một số điều dưới đây:
- Hạn chế sở tay lên mũi và tránh cậy, nặn mụn bằng tay bẩn.
- Nên sử dụng phương pháp điều trị mụn hay sử dụng kem bôi trị mụn ngay từ khi mụn mới nổi lên.
- Cần có các biện pháp che chắn và bảo vệ da trước khói bụi từ môi trường xung quanh.
- Cần thực hiện tẩy trang, làm sạch da, thực hiện dưỡng da vào cuối ngày.
- Thực hiện chế độ ăn khoa học, hợp lý.
Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/nose-acne
Xem thêm:
Thanh hằng đã bình luận
Lỡ tay nặn mụn bọc ở mũi rồi thì xử lý làm sao tiếp được ạ? Em có nên dùng kem trị mụn ngay không ạ?