Mọc mụn trứng cá ở vành tai là tình trạng phổ biến. Tuy nhiên, các bạn không nên xem thường, chủ quan. Trong một vài trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến hậu quả khó lường. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nacurgo Gel để biết cách chữa trị loại mụn cứng đầu này nhé!
Mọc mụn trứng cá ở vành tai là bệnh gì?
Mụn trứng cá ở vành tai là hiện tượng vùng da tại vị trí đó bị viêm nhiễm bởi vi khuẩn có hại hoặc các tế bào da bị tổn thương. Mụn trong tai là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ ai, từ trẻ nhỏ cho đến người lớn, tuy tỷ lệ bị mụn trong tai không cao như mụn trứng cá ở mặt nhưng vẫn chiếm một số lượng lớn những người mắc phải.
Giống như mụn trứng cá trên mặt, mụn trứng cá ở vành tai có thể là mụn bọc, mụn mủ, mụn viêm, mụn đầu trắng hay mụn đầu đen, có các mức độ từ nhẹ cho đến nặng. Vị trí vành tai là vị trí được che khuất nhiều bởi tóc, ít gây mất thẩm mỹ như mụn trứng cá trên mặt, nhưng gây khó chịu cho người mắc phải, đặc biệt là những mụn gây đau nhức mỗi khi chạm nhẹ vào.
Mụn trứng cá ở vành tai không phải một căn bệnh quá nguy hiểm nhưng cần điều trị sớm để có thể điều trị dứt điểm. Khi tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng thì việc chữa trĩ sẽ trở nên khó khăn, khiến người mắc phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc để chữa lành.
Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở vành tai
Mụn trứng cá ở vành tai có thể do nguyên nhân khác nhau gây ra, một số nguyên nhân chính được cho rằng tác động trực tiếp tới quá trình hình thành mụn bao gồm:
- Rối loạn chức năng bài tiết của tuyến bã nhờn: Ở điều kiện bình thường, tuyến bã nhờn bài tiết chất dầu để giữ ẩm cho da. Khi chức năng này bị rối loạn, dầu nhờn tiết ra nhiều hơn bình thường, nếu không được làm sạch thường xuyên sẽ gây bít tắc các lỗ chân lông và tạo điều kiện thuận lợi để sinh ra mụn. Mặt khác các dầu thừa tích tụ kéo theo nhiều chất bụi bẩn khiến cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, rối loạn nội tiết trong cơ thể cũng có thể khiến tuyến bã nhờn bài tiết hơn mức bình thường.
- Đối tượng có tiền sử hoặc đang gặp tình trạng viêm tai: Viêm tai thường xuất hiện khi không vệ sinh tai thường xuyên, hóa chất chất bẩn tiếp xúc với tai, sử dụng những dụng cụ không đảm bảo vệ sinh đưa vào tai (dụng cụ gãi tai, tai nghe điện thoại,…) do các vi khuẩn từ các vật thể bẩn xâm nhập vào và gây viêm tai. Viêm tai khiến cho sức đề kháng của vùng da tại đó bị suy giảm và không ngăn cản được sự xâm nhập và phát triển của các vi khuẩn gây mụn, khiến cho hình thành mụn ở vành tai.
- Sử dụng các dụng cụ sắc nhọn làm tổn thương tai, các vết trầy xước không được khử trùng cẩn thận là yếu tố khiến vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng nhiễm khuẩn, tăng nguy cơ hình thành mụn trứng cá ở vành tai. Việc đeo khuyên tai trong thời gian dài mà không vệ sinh sạch sẽ khiến cho bụi bẩn tích tụ lâu ngày cùng dầu thừa trên da sinh ra mụn trứng cá.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh và không khoa học:
Uống ít nước, không đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Ăn nhiều đồ ăn cay nóng và chứa nhiều dầu mỡ
Sử dụng các chất kích thích như rượu bia thuốc lá
Không bổ sung đầy đủ lượng vitamin và chất xơ cho cơ thể. - Thường xuyên để tai tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm. Các vi sinh vật có hại trong nước sẽ xâm nhập vào tai, gây nhiễm trùng và hình thành mụn trứng cá.
- Da thường chịu các tác động xấu từ môi trường bên ngoài như khói bụi, hóa chất độc hại, ánh sáng mặt trời (tia UVA, UVB).
Mọc mụn trứng cá trong tai có nguy hiểm không?
Tai là cơ quan liên kết với nhiều các dây thần kinh nên hiện tượng mọc mụn trứng cá trong tai khiến nhiều người lo lắng về hậu quả mà nó đem lại. Tuy nhiên, theo các bác sĩ và chuyên gia da liễu cho biết, mụn trứng cá trong tai không quá nguy hiểm, đây chỉ là một trong những bệnh da liễu thường gặp.
Mụn trứng cá tại mỗi vị trí đều biểu hiện cho sự bất thường tại một cơ quan nội tạng trong cơ thể. Mụn trứng cá ở tai là dấu hiệu báo động cho thấy chức năng thận đang bị bất thường, cho thấy có thể cơ thể đang trong tình trạng thiếu nước và gây ảnh hưởng tới chức năng bài tiết của thận. Để khắc phục tình trạng này cần bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể.
Tuy nhiên nếu trong trường hợp các mụn sưng to và nghiêm trọng, gây đau đớn nhiều thì bạn nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tình trạng mụn trứng cá trong tai nếu được khắc phục sớm thì có thể khỏi hoàn toàn, không tái phát và không gây nguy hiểm tới sức khỏe cũng như tính mạng của người mắc phải.
Cách chữa trị mụn ở trong tai
Sử dụng thuốc trị mụn
Sử dụng thuốc trị mụn là phương pháp đơn giản và đem lại hiệu quả sau thời gian ngắn. Việc sử dụng thuốc là cần thiết đối với tình trạng mụn nghiêm trọng, mụn sưng to và bị viêm nhiễm. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong hỗ trợ làm giảm mụn trứng cá ở tai bao gồm:
- Isotretinoin là một retinoid, dẫn chất của vitamin A, có tác dụng điều trị mụn trứng cá nghiêm trọng. Isotretinoin giúp các mụn sưng viêm xẹp đi nhanh chóng và tiêu viêm, kháng khuẩn.
- Doxycycline, minocycline là hai kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nhờ ức chế quá trình tổng hợp protein của tế bào vi khuẩn. Hai kháng sinh này có phổ tác dụng rộng nên ức chế được cả vi khuẩn gram âm và gram dương cùng một số loài vi sinh vật khác.
- Tretinoin hay còn có tên gọi khác là acid trans retinoic; acid retinoic; acid vitamin A, là một dẫn chất của vitamin A có tác dụng trị mụn trứng cá nhờ kích thích giải phóng ra các enzyme làm phân hủy protein của tế bào vi khuẩn.
- Hydro peroxide hay còn gọi là nước oxy già có tác dụng kháng khuẩn chống viêm.
- Kem mỡ kháng sinh neosporin và polysporin.
- Các chế phẩm thuốc chứa thành phần có acid salicylic. Acid salicylic có tác dụng loại bỏ lớp tế bà chết trên da, tránh tình trạng bít tắc lỗ chân lông, làm giảm tính nghiêm trọng của mụn.
- Nhóm giảm đau chống viêm phi steroid (nhóm thuốc NSAIDs) có một số đại diện thường được sử dụng để trị mụn trứng cá như ibuprofen hay naproxen.
Các loại thuốc được chỉ định điều trị mụn trứng cá có thể ở dạng uống hoặc dạng bôi ngoài da. Mỗi tình trạng mụn khác nhau, nguyên nhân gây mụn khác nhau sẽ có những loại thuốc đặc trị riêng. Do đó cần tới các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên gia thăm khám và điều trị theo liệu trình. Sử dụng các thuốc tân dược thường gây ra một số biểu hiện mẩn đỏ và kích ứng trên da nhưng thường ở mức độ không nghiêm trọng và không đáng lo ngại. Các vết mẩn đỏ thường biến mất sau một thời gian ngắn.
Khi sử dụng các thuốc kháng sinh để trị mụn thì cần sử dụng đúng liều lượng để tránh tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn.
Trị mụn bằng phương pháp dân gian
Với những trường hợp bị mụn nhẹ và vị trí mụn nằm ở vành tai, không quá sâu thì có thể áp dụng các phương pháp dân gian tại nhà, vừa đơn giản nhanh chóng lại không cần lo lắng về các tác dụng phụ do thuốc gây ra. Một số thảo dược có hoạt tính sát khuẩn chống viêm, giảm mụn thường được sử dụng như húng quế, giấm táo, tỏi, nghệ.
Cách tiến hành:
- Dùng bông thấm ướt lau sạch vùng tai bị mụn trứng cá.
- Các nguyên liệu sử dụng có thể cắt lát nhỏ, giã nhuyễn, xay dập rồi đắp trực tiếp lên các nốt mụn. Để yên từ 5 đến 10 phút để các hoạt chất trong thảo dược phát huy công dụng.
- Sau đó lau sạch lại tai bằng nước.
Cách làm này có thể áp dụng đều đặn hàng ngày cho tới khi nốt mụn xẹp hẳn và không còn sưng đau. Phương pháp an toàn, các nguyên liệu lành tính và ít gây kích ứng với da, kể cả đối với làn da nhạy cảm.
Ngoài việc sử dụng các nguyên liệu thảo dược thiên nhiên, bạn cũng có thể dùng bông tẩm cồn y tế hoặc băng gạc ấm để làm dịu da, giảm viêm và kích ứng tại các nốt mụn trứng cá trong vành tai.
Lời khuyên của chuyên gia phòng tránh mụn trứng cá ở tai
Để phòng tránh mụn trứng cá ở tai cần chú ý các thói quen sinh hoạt hàng ngày, chế độ ăn uống, cụ thể gồm:
- Giống như mặt, nên vệ sinh sạch sẽ vùng tai mỗi ngày để không gây tích tụ bụi bẩn và dầu nhờn tại các lỗ chân lông, tránh tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Các đồ vật, dụng cụ tiếp xúc với tai như tai nghe, khuyên tai, dụng cụ làm sạch tai cũng nên được làm sạch cẩn thận.
- Hạn chế chạm tay lên vùng da đã bị mụn. Ở tay chứa nhiều vi khuẩn nên có thể làm lây lan lên các vùng da khác.
- Không tự ý nặn mụn. Sau khi nhân mụn tự vỡ ra thì nên sát trùng sát khuẩn bằng dung dịch cồn y tế hoặc nước muối sinh lý.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học: ăn nhiều rau củ và hoa quả, uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, không ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ, không ăn đồ cay nóng, hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có ga, cà phê.
- Các loại mụn như mụn đầu đen, mụn trứng cá có nhân sau khi già có thể nặn mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước khi nặn nên sát khuẩn toàn bộ tay và vùng da mụn, các dụng cụ sử dụng trong quá trình nặn mụn. Nếu các nốt mụn ở vị trí quá sâu thì không nên tự nặn vì gây nguy cơ cao làm tổn thương tới ống tai.
- Các loại mụn như mụn mủ, mụn bọc, mụn viêm tuyệt đối không nên nặn tại nhà vì vùng tai có nhiều dây thần kinh đi qua, không cẩn thận có thể gây nguy hiểm hoặc khiến cho tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn, các vi khuẩn lây lan sang các vùng da khác.
- Mụn trứng cá ở vành tai xuất hiện nhiều ở những đối tượng vừa bấm khuyên do sự nhiễm trùng nhiễm khuẩn. Để hạn chế được tình trạng này, người mới bấm khuyên cần vệ sinh sạch tai hàng ngày, không chạm tay lên vùng tai vừa bấm khuyên, chỉ đeo khuyên khi vết bấm đã lành hoàn toàn và không có mụn.
- Tránh bơi lội hoặc sử dụng vùng nước không đảm bảo vệ sinh.
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
Mụn trứng cá: Nguyên nhân, Các loại mụn trứng cá, Cách điều trị
Mụn trứng cá trên má: Nguyên nhân, Cách điều trị và Phòng tránh