Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc làm mờ hoặc loại bỏ các vết sẹo hoàn toàn không còn là vấn đề đáng lo ngại. Trong bài viết này, Nacurgo Gel sẽ cung cấp tới độc giả những thông tin đầy đủ nhất về liệu pháp cắt sẹo lồi hiện được nhiều người áp dụng.
1. Tổng quan về sẹo lồi
1.1 Sẹo lồi là gì?
Sẹo lồi (hay còn gọi là sẹo phì đại) là dạng sẹo nhô lên khỏi bề mặt da, có màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm. Sẹo lồi thường có vỏ bọc, bề mặt nhẵn, thường gây đau, tuy nhiên 1 số trường hợp có thể gây căng tức da, ngứa, khó chịu mỗi khi chạm vào. Kích thước vết sẹo có thể phát triển vượt ngoài phạm vi vết thương ban đầu, cứng hơn so với vùng da lành xung quanh.
Sẹo lồi hình thành do sự tăng sinh quá mức các sợi collagen kể cả về số lượng và trật tự trong quá trình liền sẹo, do đó sẹo không thể tự nhỏ lại hoặc biến mất theo thời gian. Sẹo có thể hình thành ở mọi vị trí trên cơ thể, thường gặp ở vùng cánh tay, cổ chân, ngực, bụng, lưng.
1.2 Nguyên nhân hình thành sẹo lồi
Sẹo lồi thường hình thành khi da bị tổn thương do một số nguyên nhân như:
- Chấn thương, tai nạn gây ra các vết rách trên da.
- Bỏng da.
- Một số phẫu thuật có vết cắt như mổ lấy thai, phẫu thuật thẩm mỹ căng da mặt, cắt mỡ bụng.
- Các bệnh lý da gồm mụn trứng cá, nhiễm trùng da không được điều trị đúng cách.
Tuy nhiên, không phải tổn thương da nào cũng dẫn đến hình thành sẹo lồi. Một số yếu tố có thể tăng nguy cơ tạo sẹo như vết thương quá căng, xuất hiện vật lạ trong da, hoặc sẹo hình thành ở những người có cơ địa bị sẹo lồi.
1.3 Các liệu pháp trị sẹo lồi
Hiện nay, sẹo lồi có thể được cải thiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, áp dụng cho từng đối tượng, mục đích khác nhau và có thể đem lại hiệu quả khác nhau. Một số cách cải thiện tình trạng sẹo có thể kể đến như:
- Làm mờ sẹo tại nhà: dùng các nguyên liệu tự nhiên: dùng nước cốt chanh, nghệ, mật ong.
- Dùng kem đặc trị sẹo lồi: Scar Rejuvasil, Dermatix Ultra, Hiruscar.
- Các can thiệp nội khoa: sử dụng Corticosteroids, Interferon, 5-fluorouracil, hay Imiquimod làm phẳng và làm mềm sẹo lồi.
- Can thiệp ngoại khoa: phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi.
- Các biện pháp xạ trị, liệu pháp trị sẹo vật lý.
2. Cắt sẹo lồi là gì?
Phẫu thuật cắt sẹo lồi hiện được xem là phương pháp phổ biến và đạt hiệu quả cao trong điều trị sẹo, được áp dụng khi các liệu pháp trị sẹo tại nhà hoặc dùng kem bôi không có tác dụng.
Cắt sẹo lồi là loại bỏ các mô sẹo bằng các kỹ thuật khác nhau, mang lại hiệu quả ngay tức thì, thời gian điều trị tương đối ngắn, áp dụng được với các dạng sẹo lồi lâu năm khó điều trị. Tuy nhiên, liệu pháp này còn tiềm ẩn một số nguy cơ như gây nhiễm trùng, có thể tái phát, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nếu không tuân thủ các điều kiện phẫu thuật vô trùng.
Một số kỹ thuật cắt bỏ sẹo lồi hiện đang được áp dụng gồm:
- Phẫu thuật cắt W – plasty và Z – plasty.
- Phẫu thuật cắt sẹo dùng sóng laser.
3. Ai nên thực hiện cắt sẹo lồi?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia da liễu, các trường hợp nên thực hiện cắt sẹo lồi gồm:
- Đối tượng bệnh nhân có vết sẹo lồi nhô cao, độ co kéo lớn.
- Người bị sẹo lồi do tai nạn khiến các vùng da xung quanh tổn thương và bị biến dạng.
- Người điều trị sẹo lồi bằng các liệu pháp khác không đem lại kết quả.
4. Đối tượng không nên cắt sẹo lồi
Tuy được áp dụng phổ biến nhưng không phải ai cũng phù hợp cho thực hiện phẫu thuật cắt sẹo lồi. Nhóm đối tượng được khuyến cáo không nên dùng liệu pháp này gồm có:
- Bệnh nhân có cơ địa dễ tạo sẹo: do nhóm bệnh nhân này có nguy cơ tái phát sẹo cao sau khi phẫu thuật cắt sẹo, khiến cho việc phẫu thuật hầu như không đem lại hiệu quả.
- Người có thể trạng kém, có các bệnh lý suy giảm chức năng thận, gan; người có vấn đề về tim mạch hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm đi kèm: có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng khi phẫu thuật cắt sẹo, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
- Bệnh nhân có chức năng đông máu bị rối loạn: do phẫu thuật cắt sẹo là một thủ thuật gây xâm lấn, thực hiện trên nhóm đối tượng này khiến cho vết thương lâu lành, khả năng nhiễm trùng lớn.
- Người có vết sẹo kích thước nhỏ dưới 5cm, không ảnh hưởng quá nhiều đến thẩm mỹ: có thể lựa chọn các biện pháp trị sẹo đơn giản khác để thay thế.
5. Phẫu thuật cắt loại bỏ sẹo lồi W – plasty và Z – plasty
W – plasty và Z – plasty thường được chỉ định cho dạng sẹo lồi có kích thước lớn, thời gian trên 1 năm hoặc sẹo lồi dưới 1 năm nhưng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, các dạng sẹo lồi thất bại với các phương pháp khác. Kỹ thuật này dựa trên nguyên tắc: làm giãn sẹo, sau đó cắt đứt vòng xoắn giữa của sẹo, để collagen tiếp tục tăng sinh và làm lành vết sẹo. Vết sẹo cũ sẽ được khâu kín, bác sĩ cũng có thể ghép da để giảm lực căng trên toàn bộ da được khâu.
Nhược điểm lớn nhất của 2 kỹ thuật cắt sẹo lồi W – plasty và Z – plasty là khả năng tái phát khá cao, khoảng trên 40%. Do đó, phương pháp cắt bỏ sẹo lồi này thường tiến hành đồng thời với tiêm Corticoid hoặc Interferon để giảm nguy cơ tái phát.
6. Cắt sẹo lồi dùng sóng laser công nghệ cao
Laser cắt đốt CO2 là công nghệ mới tiên tiến, hiện được áp dụng khá phổ biến trong thẩm mỹ và trị liệu các bệnh lý da liễu. Liệu pháp này sử dụng bước sóng 10.600 nm, cùng với năng lượng cao, giúp phá hủy toàn bộ cấu trúc kém thẩm mỹ của sẹo trong 1 lần thực hiện.
Laser CO2 được chỉ định cho các dạng sẹo lồi không còn tăng sinh, là kỹ thuật không xâm lấn với độ chính xác cao, không gây tổn thương đến các vùng da lành xung quanh. Bên cạnh đó, Laser CO2 còn làm giảm nguy cơ xuất huyết, nhiễm trùng trong quá trình trị sẹo, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao.
7. Lưu ý trước và sau cắt bỏ sẹo lồi
Một số vấn đề cần lưu ý về phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi:
- Trước khi tiến hành cắt bỏ sẹo lồi, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia da liễu để được tư vấn và loại trừ các yếu tố nguy cơ có thể gây sẹo lớn hơn và khó điều trị hơn sau khi phẫu thuật.
- Phẫu thuật loại bỏ sẹo cần được tiến hành ở các cơ sở thẩm mỹ uy tín, trong điều kiện vô trùng để hạn chế nhiễm trùng.
- Phẫu thuật cắt sẹo lồi không được khuyến cáo cho các vết sẹo giữa ngực để hạn chế nguy hiểm.
- Vùng da tổn thương sau phẫu thuật cắt sẹo cần được điều trị bằng các thuốc phù hợp để tránh nhiễm trùng, đồng thời cần nắm rõ các bước vệ sinh vết thương đúng cách.
- Sau cắt sẹo lồi, bạn vẫn nên chú ý chế độ dinh dưỡng, hạn chế ăn các loại đồ ăn như thịt gà, thịt bò, các loại đồ nếp để hạn chế sẹo tái phát. Bạn cũng nên chú ý vận động nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến vùng mới điều trị.
- Phẫu thuật cắt sẹo có thể không loại bỏ sẹo lồi hoàn toàn, vẫn tồn tại nguy cơ tái phát sẹo. Do đó, bạn nên tham khảo về các liệu pháp điều trị bổ sung để tăng hiệu quả loại bỏ sẹo.
Nguồn tham khảo:
Bài viết tham khảo:
Hằng đã bình luận
Cảm ơn tác giả đã đem lại những thông tin bổ ích ạ
Dược Sĩ Minh Hòa đã bình luận
Cảm ơn bạn đã để lại phản hồi.