Sẹo thâm khiến nhiều người mất tự tin và ngại giao tiếp. Vậy có những cách trị sẹo thâm nào đơn giản, hiệu quả? Hãy cùng Nacurgo Gel tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Sẹo thâm là gì?
Sẹo thâm là kết quả của quá trình tự sửa chữa vết thương do mụn, thủy đậu, viêm da, bỏng,… để lại. Khi đó, vùng da chứa sẹo thâm sẽ trở nên sẫm màu hơn so với những vùng da khác.
Vết thương làm cho lớp trung bì hoặc lớp sâu hơn dưới da bị phá hủy, cơ thể sẽ sản sinh ra các sợi collagen mới thay thế cho vùng da bị tổn thương, giúp vùng da đó nhanh chóng được phục hồi. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Bất kỳ vết thương nào trên da nếu không có biện pháp chăm sóc, điều trị phù hợp đều có thể để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ, tự tin cho phái đẹp.
Nguyên nhân gây ra sẹo thâm
Nặn mụn sai cách là nguyên nhân điển hình dẫn đến thâm sẹo.
Bỏng, thủy đậu, côn trùng cắn nếu không bôi thuốc trị sẹo sẽ gây sẹo thâm ngay sau đó.
Vết thương do tai nạn, các vết mổ cũng thường dẫn đến sẹo thâm.
Do tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời: Làn da dễ bị sạm đen, cháy nắng bởi tác động của tia cực tím, kích thích da sản sinh nhiều sắc tố melanin gây nám da, sạm da.
Cách trị sẹo thâm đen lâu năm nhanh nhất tại nhà bằng phương pháp thiên nhiên
Một vài ưu – nhược điểm của cách trị seo thâm đen thiên nhiên như:
Ưu điểm:
- Nguyên liệu dễ kiếm, chi phí rẻ.
- Dễ thực hiện tại nhà.
- An toàn cho da.
Nhược điểm:
- Cần phải kiên trì.
- Khó điều trị được sẹo lâu năm.
Hết sẹo thâm mụn với nước cốt chanh
Dùng chanh là cách trị sẹo thâm tại nhà nhanh, an toàn, hiệu quả và đơn giản nhất. Acid alpha hydroxy (AHA) có trong chanh là một chất tẩy trắng tự nhiên, giúp loại bỏ các tế bào chết, làm sáng các vết sẹo thâm.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước cốt chanh đã loại bỏ hạt.
Cách thực hiện:
- Làm sạch vùng da chứa sẹo thâm.
- Nhúng một đầu tăm bông vào nước cốt chanh vừa chuẩn bị, thoa lên vùng da bị sẹo kết hợp mát xa nhẹ nhàng để nước cốt chanh thẩm thấu vào sâu bên trong.
- Để yên trong khoảng 10 phút và rửa sạch với nước ấm.
- Tần suất thực hiện: Sử dụng nước cốt chanh 2- 3 lần/ tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mặt nạ nha đam điều trị sẹo thâm kết hợp dưỡng da
Nha đam không chỉ có tác dụng làm mờ các vết thâm sẹo mà còn là một nguyên liệu nuôi dưỡng da hiệu quả. Hoạt chất có trong gel nha đam có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm giúp ngăn ngừa sự phát triển của sẹo.
Ngoài ra, nha đam còn còn cung cấp độ ẩm, vitamin và các khoáng chất cho da giúp bạn có một làn da khỏe đẹp từ sâu bên trong. Chính vì vậy, mặt nạ nha đam đang được rất nhiều người sử dụng như một cách trị sẹo thâm lâu năm tại nhà vừa đơn gian, vừa làm đẹp cho làn da của mình.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Vài lá nha đam tươi.
Cách thực hiện:
- Làm sạch vùng da bị sẹo thâm.
- Bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài của lá nha đam, lấy phần gel nha đam đem xay hoặc giã nhuyễn.
- Thoa gel nha đam lên vùng bị sẹo thâm, mát xa trong vài phút.
- Để yên trong khoảng 20 phút để gel nha đam tự khô.
- Rửa lại với nước ấm.
- Tần suất thực hiện: Nên đắp mặt nạ nha đam mỗi ngày để có một làn da khỏe đẹp.
Mặt nạ rau má trị sẹo thâm nhanh chóng
Rau má không chỉ có công dụng thanh lọc, giải nhiệt cơ thể mà còn giúp điều trị sẹo thâm rất hiệu quả.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Vài cây rau má.
Cách thực hiện:
- Làm sạch vùng da bị sẹo thâm.
- Rửa sạch rau má, giã lấy nước cốt.
- Dùng tăm bông thấm nước rau má, chấm lên vùng da bị sẹo, mát xa nhẹ nhàng.
- Để khoảng vài phút cho da khô rồi rửa lại với nước ấm.
- Tần suất thực hiện: 2- 3 lần/ tuần, sau 7- 10 ngày sẽ thấy kết quả cải thiện rõ rệt.
Sử dụng tỏi để trị sẹo thâm ở mặt và tay chân
Bên cạnh công dụng làm gia vị cho món ăn, tỏi còn chứa hàm lượng lưu huỳnh cao, hoạt tính kháng khuẩn giúp điều trị, làm mờ các vết thâm sẹo ở mặt và tay chân hiệu quả.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Một củ tỏi.
Cách thực hiện:
- Làm sạch vùng da chứa thâm sẹo.
- Dùng 2- 3 nhánh tỏi đem bóc vỏ, xay nhuyễn, thoa lên vết sẹo thâm.
- Cứ sau khoảng 5 phút, khi nước tỏi đã khô, tiếp tục thoa thêm, lặp lại khoảng 2- 3 lần nữa.
- Rửa sạch bằng nước ấm.
- Tần suất thực hiện: Vài lần/ ngày.
Trị sẹo thâm sau tẩy nốt ruồi bằng nghệ tươi
Từ xưa đến nay, cách trị sẹo thâm trên mặt bằng nghệ luôn được nhiều người sử dụng. Nghệ vốn là một nguyên liệu nấu ăn quen thuốc và nó có công dụng điều trị sẹo hiệu quả. Hoạt chất curcumin trong nghệ có tác dụng kháng khuẩn, tái tạo tế bào da, từ đó giúp làm mờ các vết thâm sẹo hiệu quả.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Một củ nghệ tươi.
Cách thực hiện:
- Làm sạch vùng nốt ruồi mới tẩy.
- Rửa sạch củ nghệ, cạo vỏ, giã lấy phần nước cốt.
- Thoa nước cốt nghệ lên nốt mụn ruồi mới tẩy.
- Tần suất thực hiện: Thực hiện cách này mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn sẽ sớm cảm nhận được sự thay đổi đáng kể.
Dầu ô liu giúp trị sẹo thâm do té xe
Dầu ô liu chứa nhiều chất chống oxy hóa và các vitamin A, E giúp phục hồi làn da bị lão hóa, hư tổn. Không những thế, dầu ô liu còn có khả năng len lỏi vào sâu bên trong da, kích thích sự tổng hợp collagen và elastin, từ đó giúp nhanh chóng làm mờ các vết thâm sẹo.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Dầu ô liu nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Làm sạch vùng bị sẹo do té xe.
- Thấm một lượng vừa đủ dầu ô liu vào tăm bông, thoa lên vùng cần làm mờ sẹo đó.
- Mát xa nhẹ nhàng để các tinh chất trong dầu ô liu thấm sâu vào da.
- Để khoảng 10- 15 phút. sau đó rửa lại bằng nước ấm.
- Tần suất thực hiện: Thực hiện đều đặn hàng ngày để nhận thấy sự cải thiện của vùng da bị thâm sẹo.
Làm mờ sẹo thâm hiệu quả nhờ vitamin E
Vitamin E có tác dụng tăng sản sinh collagen, giúp điều trị các vết thâm sẹo hiệu quả . Đặc biệt, khi kết hợp vitamin E với mật ong hoặc chanh, các vết sẹo khó ưa sẽ nhanh chóng bị biến mất.
Vitamin E kết hợp với mật ong:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Một thìa mật ong.
- Một viên nang vitamin E.
Cách thực hiện:
- Làm sạch vùng da bị sẹo thâm.
- Trộn đều hỗn hợp mật ong và vitamin E rồi thoa đều lên vùng da cần làm mờ sẹo.
- Tần suất thực hiện: Sử dụng biện pháp này hàng ngày để dễ dàng loại bỏ các vết sẹo thâm trên da.
Vitamin E kết hợp với chanh:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Hai thìa nước cốt chanh, đã loại bỏ hạt.
- Một viên nang vitamin E.
Cách thực hiện:
- Trộn đều hỗn hợp nước cốt chanh và vitamin E đã chuẩn bị ở trên, thoa đều lên vùng da bị sẹo (đã được làm sạch).
- Mát xa nhẹ nhàng, giữ hỗn hợp trên da khoảng 20 phút và rửa sạch với nước.
- Tần suất thực hiện: 2- 3 lần/ tuần.
Sử dụng phương pháp điều trị y tế để trị sẹo thâm
Dermabrasion- Liệu pháp mài da
Dermabrasion được coi là phương pháp làm mờ sẹo lâu năm hiệu quả nhất.Với việc sử dụng công cụ đặc biệt là một bàn chải xoay dây tốc độ cao hay bánh xe hình kim cương, phương pháp Dermabrasion có tác dụng loại bỏ các tế bào chết, mài mòn lớp biểu bì trên các góc cạnh của vết sẹo, giúp các vết sẹo lâu năm trở nên mờ dần, khó phát hiện hơn.
Sau khi thực hiện liệu pháp mài da, da mới sẽ dần phát triển, các vết sẹo sẽ giảm đi trông thấy.
Do da chân mỏng hơn những vùng da khác trên cơ thể nên việc điều trị sẹo ở chân bằng phương pháp Dermabrasion cần rất thận trọng, phương pháp này chỉ được khuyến cáo dùng để làm mờ các đốm đen hay các sẹo lõm ở chân do côn trùng đốt, không dùng để điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại.
Ưu điểm:
- Giúp cải thiện hiệu quả đối với làn da bị lão hóa, sần sùi.
- An toàn, không có tác dụng phụ, thân thiện với mọi làn da.
- Điều trị được cả những vết sẹo lâu năm.
Nhược điểm:
- Có thể gây ra cảm giác đau rát.
- Da sau phẫu thuật rất nhạy cảm, cần có chế độ chăm sóc da phù hợp.
Phương pháp Laser
Bên cạnh liệu pháp mài da, phương pháp Laser cũng là một lựa chọn tuyệt vời giúp bạn loại bỏ các vết thâm sẹo.
Quy trình điều trị sẹo thâm bằng Laser:
- Bước 1: Thăm khám và tư vấn- Giúp bác sĩ nắm bắt được tình trạng sẹo để đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
- Bước 2: Làm sạch vùng da bị sẹo thâm, tránh nhiễm trùng.
- Bước 3: Gây tê vùng da bị sẹo.
- Bước 4: Sử dụng các bước sóng thích hợp của Laser để xử lý vết sẹo thâm.
- Bước 5: Bôi kem tái tạo da, kích thích sản sinh da non, thay thế vùng da bị sẹo thâm.
Ưu điểm:
- Phương pháp này hoàn toàn không gây cảm giác đau đớn, khó chịu.
- Điều trị được cả những vết sẹo sâu hơn (so với phương pháp Dermabrasion).
- Tia laser có khả năng xác định chính xác vị trí vết sẹo, tránh tổn thương vùng da xung quanh.
Nhược điểm:
- Phương pháp Laser khá tốn kém (2- 10 triệu đồng tùy theo mức độ sẹo cần điều trị).
- Tia Laser có thể gây nguy hiểm nếu không được sử dụng đúng cách.
- Điều trị sẹo bằng phương pháp Laser cần được thực hiện ở những phòng khám uy tín, có đủ chứng chỉ hành nghề.
Phương pháp lăn kim
Lăn kim là một đột phá mới trong kỹ thuật điều trị sẹo, mụn hiện nay. Phương pháp này hoạt động dựa trên cơ chế tạo ra các “tổn thương giả mạo”, kích thích da tự sửa chữa, làm lành vết thương.
Quy trình điều trị sẹo thâm bằng phương pháp lăn kim:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn- Giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng sẹo và đưa ra liệu trình phù hợp cho bạn.
Bước 2: Sát khuẩn- Tránh nhiễm khuẩn trong quá trình điều trị.
Bước 3: Thực hiện thao tác lăn kim
- Lăn kim vùng da bị sẹo.
- Sử dụng sóng hồng ngoại đẩy dưỡng chất vào sâu bên trong vùng da điều trị, giúp nuôi dưỡng và tái tạo da.
Bước 4: Bôi kem dưỡng da- Cung cấp dưỡng chất cần thiết cho da, phục hồi vùng da bị sẹo thâm.
Ưu điểm:
- Giá thành phù hợp, hiệu quả cao.
- An toàn, thân thiện với mọi loại da.
- Không sử dụng thuốc hay hóa chất nên không gây tác dụng phụ.
Nhược điểm:
- Có thể gây đau rát hoặc chảy máu.
- Da bị mụn không sử dụng được phương pháp này vì có thể gây bội nhiễm.
- Cần có chế độ chăm sóc da đặc biệt sau khi thực hiện lăn kim.
Lưu ý khi trị sẹo thâm tại nhà
- Không nên điều trị sẹo thâm tại nhà khi vết thương hở hoặc vết thương mới lên da non.
- Không sử dụng nhiều phương pháp điều trị sẹo cùng một lúc.
- Tùy theo từng làn da, cơ địa của mỗi người mà sẽ có nguyên liệu/ công thức điều trị sẹo thâm phù hợp, tránh kích ứng da.
- Không sử dụng các loại kem trị sẹo thâm không rõ nguồn gốc, không những không cải thiện được tình trạng thâm sẹo mà còn gây hại cho làn da.
- Trong quá trình điều trị sẹo thâm, làn da sẽ trở nên dễ bắt nắng hơn. Vì vậy cần chủ động bảo vệ làn da dưới ánh nắng mặt trời.
- Cần kiên trì điều trị để đạt được hiệu quả mong muốn.
Cách phòng ngừa sẹo thâm
- Thận trọng, hạn chế tối đa việc bị thương.
- Kiểm soát chất nhờn trên da, tránh bị mụn trứng cá.
- Khi da bị tổn thương, cần có chế độ chăm sóc da phù hợp, không ăn các thực phẩm gây ảnh hưởng đến vết thương như: rau muống, trứng gà, xôi, thịt gà,…
- Nếu vết thương nặng, da không tự hồi phục được, cần thực hiện các phương pháp điều trị sẹo phù hợp, tránh để lại sẹo thâm.
Tham khảo thêm:
Trương văn thành đã bình luận
Cho mình một típ Nacurgo Gel
Dược Sĩ Minh Hòa đã bình luận
Chào Trương văn thành! Để đặt hàng bạn có thể để lại thông tin bao gồm số điện thoại, địa chỉ nhận hàng tại đây hoặc chủ động gọi tới tổng đài 1800 6626 (miễn cước) trong giờ hành chính để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!