Nacurgogel.com – Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng mụn sưng, mụn viêm, cùng với đó là nhiều phương pháp điều trị mụn khác nhau. Trong bài viết này, Nacurgo Gel sẽ cung cấp một số thông tin khi trị mụn bằng Aspirin.
Tác dụng trị mụn của Aspirin
Aspirin hay còn gọi là Acetylsalicylic acid – dẫn xuất của acid salicylic, nằm trong nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm non steroid (NSAIDS). Khi thủy phân Aspirin, sản phẩm tạo thành chứa acid salicylic – là một thành phần có mặt trong nhiều sản phẩm trị mụn hiện nay, có tác dụng làm khô bề mặt, ngăn cản tiết dầu và bã nhờn vùng da mụn, loại bỏ tế bào chết.
Theo lý thuyết, Aspirin do có đặc tính chống viêm nên có thể dùng để giảm viêm mụn, giảm tình trạng mụn bọc, mụn mủ hình thành do bã nhờn lắng đọng hoặc do tế bào chết, do vi khuẩn trên bề mặt da và sâu bên trong lỗ chân lông gây viêm da.
Bên cạnh đó, Aspirin có tác dụng làm giảm sưng đau do phản ứng mụn viêm, ít hiệu quả trong điều trị mụn đầu đen, đầu trắng hoặc mụn không có sưng mủ.
Một số nghiên cứu cho thấy Aspirin dùng đường uống có khả năng làm giảm đau, giảm các tổn thương trên da do cháy nắng, viêm da hoặc hội chứng Raynaud. Tuy nhiên cho đến nay, những nghiên cứu trên thực tế chưa hoàn toàn khẳng định về hiệu quả trị mụn trực tiếp của Aspirin khi dùng bôi ngoài da.
Các loại mụn Aspirin có thể điều trị
Do có khả năng chống viêm, Aspirin có thể đem lại hiệu quả trên những nốt mụn gây tổn thương viêm lớn trên da, mụn mủ gây đau, mụn nang hoặc những nốt sần hình thành do vi khuẩn, bã nhờn hoặc tế bào chết.
Aspirin ít có khả năng làm giảm các tổn thương gây ra bởi mụn không có viêm như mụn đầu trắng, mụn đầu đen, các dạng mụn không gây sưng tấy.
Dùng Aspirin trị mụn có an toàn không?
Aspirin tuy là một thuốc phổ biến, có thể dễ dàng tìm thấy tại các nhà thuốc trên toàn quốc, tuy nhiên, Aspirin không phải là thuốc an toàn tuyệt đối với tất cả mọi người.
Aspirin chống chỉ định với các nhóm đối tượng sau:
- Người dị ứng với Aspirin hoặc các thuốc giảm đau, chống viêm NSAIDS khác.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. (không phải chống chỉ định tuyệt đối: trừ trường hợp bệnh nhân được chỉ định cụ thể bởi bác sĩ điều trị như bệnh nhân Lupus ban đỏ, dùng dự phòng tiền sản giật.)
- Trẻ em và trẻ vị thành niên có nguy cơ mắc hội chứng Reye.
Ngoài ra, Aspirin cũng không được khuyến cáo trên các nhóm đối tượng:
- Bệnh nhân hen suyễn, có polyp mũi, người bệnh viêm mũi dị ứng.
- Bệnh nhân viêm loét dạ dày.
Một số các phản ứng phụ thường gặp do Aspirin trong quá trình sử dụng bao gồm:
- Trên tiêu hóa: buồn nôn, nôn, khó tiêu, chướng bụng, loét dạ dày – ruột, ợ nóng, đau dạ dày, đau thượng vị.
- Trên thần kinh: mệt mỏi, nhức đầu.
- Trên da: nổi ban, nổi mề đay, bong tróc da.
- Trên hô hấp: khó thở.
- Trên máu: tăng nguy cơ chảy máu.
- Trên cơ xương: yếu cơ, mỏi cơ.
Việc sử dụng Aspirin bôi ngoài da để trị mụn có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các phản ứng phụ của thuốc, do khó có thể xác định được lượng sản phẩm acid salicylic có được từ sự phân hủy Aspirin, ảnh hưởng đến mức liều sử dụng, có thể gây kích ứng da, khô da quá mức, hoặc làm nặng thêm tình trạng mụn trên da.
Bên cạnh đó, sử dụng Aspirin trên da có thể làm tăng sự nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời, khiến da dễ bị tổn thương.
Hướng dẫn trị mụn bằng Aspirin đúng cách
Dưới đây là một số cách sử dụng Aspirin trong hỗ trợ trị mụn trứng cá, mụn bọc, mụn sưng viêm mà bạn có thể áp dụng tại nhà:
Trị mụn với Aspirin – nước
Đây là phương pháp trị mụn khá đơn giản và dễ thực hiện, có thể áp dụng cho tình trạng mụn trứng cá nhẹ, mụn nhỏ hoặc ổ mụn bọc có sưng viêm, dùng hàng ngày hoặc 2 ngày 1 lần để đem lại hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Nghiền nát 4 viên Aspirin 500mg, sau đó cho từ từ nước cất vào, khuấy trộn để tạo hỗn hợp sệt, mịn. Không nên đổ quá nhiều nước khiến cho hỗn hợp khó bám dính trên da.
- Tẩy trang, rửa mặt kỹ với sữa rửa mặt, sau đó lau khô bằng khăn mềm.
- Dùng đầu tăm bông thấm hỗn hợp Aspirin lên các vết mụn, để trên da khoảng 15 phút cho mụn khô se lại.
- Rửa mặt lại bằng nước ấm, sau đó thấm khô, tiếp tục thực hiện các bước dưỡng ẩm chăm sóc da.
Công thức Aspirin – nước cốt chanh trị mụn
Thành phần acid citric và vitamin C, các chất chống oxy hóa có trong nước cốt chanh kết hợp với Aspirin có thể làm xẹp nốt mụn viêm, ức chế nguyên nhân gây mụn, đồng thời hạn chế để lại thâm sẹo do mụn.
Cách thực hiện:
- Nghiền 3 – 4 viên Aspirin, trộn cùng với 2 thìa nước cốt chanh đã bỏ hạt thành hỗn hợp mịn.
- Rửa mặt, thấm khô da và thoa hỗn hợp Aspirin – nước cốt chanh lên vùng da mụn, có thể dùng đầu tăm bông để thấm lên các nốt mụn.
- Giữ hỗn hợp trên da và thư giãn trong khoảng 10 phút, sau đó rửa mặt với nước ấm và rửa lại bằng nước mát để se khít lỗ chân lông.
Phương pháp này chỉ nên áp dụng khoảng 1 – 2 lần/tuần do chanh có tính acid cao, có thể gây kích ứng, gây khô da hoặc tổn thương da. Trước khi dùng hỗn hợp này trên da mặt, bạn nên dùng trước trên vùng da cánh tay để thử khả năng kích ứng.
==> Xem thêm: Hướng dẫn cách trị mụn bằng gừng hiệu quả tại nhà
Trị mụn bọc với Aspirin và mật ong
Mật ong có khả năng kháng khuẩn, ngừa viêm, được dùng phổ biến trong các dạng mặt nạ trị mụn. Mặt nạ kết hợp Aspirin với mật ong có khả năng làm giảm tình trạng sưng viêm ổ mụn, làm xẹp và đẩy cồi nhân mụn bọc, giúp đẩy nhanh quá trình lành mụn.
Cách thực hiện:
- Nghiền mịn 3 viên Aspirin trộn cùng với 2 thìa mật ong nguyên chất, có thể thêm vài giọt nước cốt chanh.
- Rửa mặt, thoa hỗn hợp lên vùng da mụn, có thể dùng cho cả vùng mặt.
- Giữ hỗn hợp trên da khoảng 10 phút để các dưỡng chất thẩm thấu lên da, sau đó rửa lại bằng nước ấm và nước mát để làm sạch mặt và se khít lỗ chân lông.
Bạn có thể áp dụng phương pháp này khoảng 2 – 3 lần/tuần để mụn bọc giảm sưng tấy, cũng có thể áp dụng 1 – 2 lần/tuần để làm mịn da với tình trạng da sần sùi, nhiều mụn li ti.
Làm xẹp ổ mụn và trị thâm với mặt nạ Aspirin – vitamin E
Vitamin E và Aspirin có thể kết hợp với nhau 1 – 2 lần mỗi tuần hỗ trợ làm xẹp mụn bọc sưng viêm hiệu quả, giúp da mịn màng và căng bóng hơn.
Cách thực hiện:
- Nghiền mịn 4 viên Aspirin thành bột; trộn cùng với dưỡng chất lấy từ 3 viên nang mềm Vitamin E thành hỗn hợp sệt, sánh mịn.
- Rửa sạch vùng da mụn, dùng đầu tăm bông hoặc bông mềm chấm hỗn hợp lên vết mụn bọc hoặc thấm đều vùng da mụn.
- Giữ hỗn hợp trên da khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm.
Bạn có thể áp dụng phương pháp này hàng ngày để tình trạng sưng viêm được cải thiện, đồng thời giúp đẩy cồi nhân mụn lên trên bề mặt da.
Trị mụn sưng đỏ với Aspirin và giấm táo
Acid acetic và các loại vitamin A, C, E, B1, B6 có trong giấm táo có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp giảm viêm, chống oxy hóa, khi kết hợp với Aspirin đem lại hiệu quả trong điều trị các ổ mụn sưng đỏ, đồng thời giúp cải thiện tình trạng thâm sẹo do mụn để lại, giúp làm đều màu da.
Cách thực hiện:
- Nghiền 4 – 5 viên Aspirin, trộn cùng với 2 thìa giấm táo thành hỗn hợp sệt mịn.
- Rửa sạch vùng da mụn, sau đó thoa đều hỗn hợp lên toàn bộ vùng da mụn hoặc chấm lên các vết mụn thâm đỏ.
- Sau khi thư giãn khoảng 15 phút, rửa sạch lại da bằng lần lượt nước ấm và nước mát.
Cách làm này có thể thực hiện khoảng 2 – 3 lần/tuần để đem lại hiệu quả tối ưu nhất.
Trị mụn bọc với Aspirin và nha đam
Do có tính sát khuẩn và kháng viêm, nha đam dùng đồng thời với Aspirin có tác dụng làm xẹp các nốt mụn bọc sưng đỏ, dùng 2 – 3 lần/tuần.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch nha đam, tách bỏ phần vỏ, lấy phần thịt trong ở giữa đem ngâm với nước muối khoảng 15 phút, sau đó đem xay nhuyễn.
- Nghiền 3 – 4 viên Aspirin, trộn đều cùng phần thịt nha đam đã xay.
- Rửa sạch vùng da mụn, đắp hỗn hợp lên da từng lớp mỏng, tập trung vào vùng da có mụn bọc sưng.
- Giữ hỗn hợp trên da khoảng 10 – 15 phút, sau đó rửa sạch da với nước.
Một số phương pháp khác giúp cải thiện tình trạng mụn
Mặc dù sử dụng Aspirin đem lại hiệu quả cải thiện tình trạng mụn tương đối tốt, tuy nhiên theo các chuyên gia da liễu, Aspirin chỉ thích hợp với tình trạng mụn nhẹ, ít biến chứng, không phù hợp cho tình trạng viêm da hoặc mụn trứng cá nặng.
Aspirin không được khuyến cáo áp dụng trong thời gian dài để trị mụn do có thể gây kích ứng da, gây khô da, khiến da bị bào mòn, bong tróc, tăng nhạy cảm với các tác nhân từ bên ngoài. Vì thế, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp đặc trị được các chuyên gia da liễu hướng dẫn, bạn cũng nên tham khảo một số phương pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn dưới đây:
Tạo ra thói quen tốt
Một số lời khuyên từ chuyên gia đối với người đang gặp tình trạng mụn:
- Cần duy trì thói quen rửa mặt ít nhất 2 lần mỗi ngày, kết hợp với tẩy trang sau một ngày để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn từ môi trường bám trên da, đặc biệt là với da dầu, tiết nhiều mồ hôi.
- Tránh tự ý nặn mụn, đặc biệt là mụn sưng viêm, mụn sưng không có nhân hoặc mụn bọc có nhân chưa đẩy lên hoàn toàn, không nên nặn mụn bọc sưng đau tại các vùng da nhạy cảm như dưới cằm, trên trán hoặc bên mũi do có thể ảnh hưởng đến thần kinh.
- Khi bị mụn, cần lựa chọn và cân nhắc kỹ các loại sữa rửa mặt an toàn, không chứa cồn, ít mài mòn da, đồng thời vệ sinh da cần nhẹ nhàng, không nên dùng khăn chà xát quá mạnh.
- Cần duy trì thói quen sử dụng kem chống nắng hàng ngày để giảm thiểu tác động của ánh nắng mặt trời gây ra những tổn thương trên da.
- Nên tránh sử dụng các thức uống có cồn, các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá; cần hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ, đồ ăn đông lạnh hoặc đóng hộp; chú ý bổ sung nhiều nước hàng ngày, ăn hoa quả và thực phẩm tươi, giàu vitamin.
- Cần hạn chế thức khuya, chú ý giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress có thể làm nặng thêm tình trạng mụn.
Sử dụng thuốc trị mụn
Bên cạnh các biện pháp thay đổi thói quen, bạn cũng có thể sử dụng các thuốc trị mụn được khuyến cáo bởi bác sĩ điều trị hoặc một số thuốc không kê đơn có bán sẵn trên thị trường, gồm:
- Retinoids: các chế phẩm bôi ngoài da chứa Retinoid – dẫn xuất của vitamin A được sử dụng phổ biến trong điều trị mụn trứng cá, mụn viêm nhờ khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn hình thành từ các tế bào chết chưa được loại bỏ hoàn toàn trên da, làm bít tắc lỗ chân lông gây mụn. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý khi sử dụng là các chế phẩm Retinoid ngoài da có thể gây nóng rát da, cần sử dụng từ nồng độ thấp đến nồng độ cao để da có thể dần đáp ứng, đồng thời chỉ nên áp dụng cách ngày, khoảng 2 – 3 lần/tuần.
- Các chế phẩm chứa Benzoyl Peroxide cũng được dùng phổ biến trong trị mụn do có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, hiệu quả với mụn đầu đen, đầu trắng, mụn sưng viêm, mụn đỏ, mụn bọc,… có thể dùng đồng thời với các kháng sinh để tăng hiệu quả trị mụn. Trên thị trường hiện có bán các chế phẩm chứa Benzoyl Peroxide với các nồng độ 2,5%, 5%, 10%. Benzoyl Peroxide cũng có thể gây kích ứng nhẹ da khi dùng lần đầu, do đó được khuyến cáo sử dụng từ nồng độ thấp đến cao, đồng thời nên kết hợp với các sản phẩm dưỡng da để cân bằng ẩm, tránh bong tróc hoặc khô da.
- Acid salicylic (BHA) là hoạt chất tương đối hiệu quả trong điều trị mụn, có khả năng đẩy và loại bỏ bã nhờn, đồng thời giúp tẩy sạch các tế bào chết, làm thông thoáng lỗ chân lông, loại bỏ nguyên nhân gây mụn, đặc biệt là mụn đầu đen, mụn đầu trắng. Bên cạnh đó, acid salicylic còn có khả năng thấm vào da, tăng cường độ ẩm và làm mềm keratin cấu tạo lên da, kích thích quá trình tái tạo tế bào da. Mỗi dạng nồng độ của acid salicylic lại thích hợp cho các dạng mụn khác nhau, nồng độ trên 3% có thể dùng điều trị mụn cóc.
Với trường hợp mụn trứng cá, mụn viêm nặng hơn, các thuốc đặc trị có thể được chỉ định bởi bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu gồm có:
- Isotretinoin: là một retinoid hoạt tính tương đối mạnh, được dùng khi các biện pháp điều trị mụn khác không có tác dụng, thích hợp cho các dạng mụn nặng do Isotretinoin có khả năng giảm sản xuất dầu và ức chế hoạt động của tuyến bã nhờn, giảm bít tắc lỗ chân lông. Tuy nhiên, sử dụng Isotretinoin mang lại nhiều nguy cơ trên cơ thể như bong tróc, chảy máu, đặc biệt là nguy cơ gây sảy thai, dị tật thai nhi ở nữ giới. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, Isotretinoin chỉ nên dùng khi được bác sĩ chỉ định, đồng thời nên cân nhắc về các nguy cơ có thể gặp phải trong thời gian sử dụng thuốc.
- Một số thuốc tránh thai điều chỉnh hormon có thành phần là Estrogen và Progestin cũng được áp dụng trong điều trị mụn trứng cá nặng do có khả năng ức chế sản xuất Androgen, giảm tình trạng dầu nhờn gây bít tắc lỗ chân lông để ngăn ngừa gia tăng mụn trứng cá. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này có thể đem lại hiệu quả sau thời gian dài sử dụng, không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai, đồng thời nên có sự hướng dẫn cụ thể về cách dùng.
- Thuốc kháng sinh dùng đường uống hoặc bôi ngoài cũng là một lựa chọn cho người gặp tình trạng mụn nghiêm trọng. Một số thuốc được dùng phổ biến có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn như Doxycyclin, Minocyclin,…, giúp giảm sưng tấy, hỗ trợ làm giảm viêm mụn. Các kháng sinh đường uống không được khuyến cáo dùng trên trẻ dưới 10 tuổi, có thể gây một số tác dụng không mong muốn trên cơ thể trong thời gian sử dụng, đồng thời làm tăng sự nhạy cảm của da với ánh sáng, có thể làm xỉn màu da, do đó cần được dùng đúng liều, đúng phác đồ điều trị.
Dùng kem trị mụn
Bên cạnh các thuốc đặc trị, bạn có thể sử dụng kết hợp với một số loại kem trị mụn hiện được tin dùng trên thị trường để làm tăng hiệu quả điều trị, có thể kể tới như:
- Kem trị mụn Nacurgo Gel, một sản phẩm được chiết xuất từ hành tây và rau má đem lại hiệu quả trị mụn, thâm, sẹo nhanh chóng, an toàn. Ngoài ra, Nacurgo Gel còn được thiết kế dưới dạng Gel trong suốt, dễ dàng sử dụng mà không gây mất thẩm mỹ cho người dùng.
- Kem trị mụn Decumar được sản xuất tại Việt Nam, có thành phần chính là chiết xuất Nghệ, vừa giúp ngăn ngừa mụn, đồng thời hỗ trợ làm mờ các vết thâm sẹo do mụn để lại.
- Kem trị mụn Acnes Medical Cream – Nhật Bản, với thành phần là Lưu huỳnh, Glycyrrhetinic Acid, Tocopheryl Acetate, Resorcin,…giúp loại bỏ tế bào chết, kích thích đẩy nhanh và loại bỏ nhân mụn.
Trên đây là một số thông tin về phương pháp trị mụn với Aspirin, cùng một số biện pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn bạn đọc có thể tham khảo. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp trị mụn nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia da liễu để được tư vấn cụ thể về liệu pháp trị mụn thích hợp, đảm bảo an toàn cho da.
==> Xem thêm: [Bật mí] 5 Cách trị mụn bằng trà xanh mang lại hiệu quả bất ngờ
Nguồn tham khảo
Tác giả Kristeen Cherney và Jill Seladi-Schulman, Ph.D., Can Aspirin Treat Acne?, Ngày đăng 20 tháng 7 năm 2020.
Nguyễn Ngọc đã bình luận
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ