Mụn trứng cá là tình trạng gặp phải ở rất nhiều người. Việc điều trị mụn trứng cá phổ biến là việc lấy nhân mụn. Tuy nhiên nếu chăm sóc da sau nặn mụn không đúng cách, có thể phải đối mặt với hậu quả như: sẹo, thâm nám, nhiễm trùng… Vì vậy, hôm nay, Nacurgo Gel sẽ cùng tìm hiểu sau khi nặn mụn nên làm gì để tránh được những vấn đề trên.
Tại sao phải chăm sóc da sau khi nặn mụn?
Mụn luôn là nỗi lo lắng của nhiều người, không bị gây mất thẩm mỹ khi nhìn mà còn có thể tiềm ẩn các nguy cơ gây viêm da mức độ nặng. Chăm sóc da bị mụn là yếu tố quan trọng trong mỗi liệu trình điều trị, nhưng giai đoạn sau nặn mụn cũng quyết định rất nhiều tới thành công cuối cùng trong chữa trị.
Sau khi nặn mụn là lúc các tế bào da bị tổn thương, da trở nên yếu hơn và dễ bị tác động nhất do mất đi sức đề kháng và hệ thống miễn dịch.
Một số vấn đề xảy ra sau khi nặn mụn mà không được chăm sóc đúng cách:
- Dịch mủ trong các nốt mụn bọc, mụn viêm lây lan sang các vùng da khác và khiến các vùng da đó cũng bị mụn, tăng mức độ nghiêm trọng của mụn, hình thành nên các ổ mụn lớn hơn. Các vi khuẩn trong dịch mủ xâm nhập vào các lỗ chân lông và gây tắc lỗ chân lông tại vị trí đó.
- Phần nhân mụn chưa được lấy ra hoàn toàn tiếp tục mưng mủ gây ra mụn sưng đau. Một trường hợp khác, trong quá trình nặn mụn khiến nhân mụn bị đẩy sâu xuống các lớp tế bào, gây tắc lỗ chân lông, gây viêm da, gây mụn.
- Vùng da vừa nặn mụn không được sát trùng sát khuẩn đúng cách có thể bị vi khuẩn thâm nhập dễ dàng và tiếp tục sinh mụn.
- Nặn mụn để lại thâm mụn và sẹo mụn, các vết thâm sẹo này có thể mờ dần và biến mất theo thời gian, cũng có thể tồn tại vĩnh viễn, khiến làn da bị sần sùi và không đều màu.
Nhằm ngăn ngừa các tình huống xấu xảy ra trên da sau khi nặn mụn, cần chăm sóc da cẩn thận ngay sau khi nặn mụn để tránh để lại các khuyết điểm trên da hoặc khiến cho tình trạng mụn trở nên nặng hơn.
Tác dụng của việc chăm sóc da sau khi nặn mụn
Bảo vệ da khi đang bị tổn thương
Sau khi nặn mụn chắc chắn sẽ khiến vùng da tại đó chịu tổn thương, suy yếu và dễ bị các vi khuẩn vá tác nhân xấu từ môi trường xâm nhập. Để bảo vệ vùng da này có thể sử dụng các miếng dán mụn, ngăn cản sự tiếp xúc của môi trường (khói bụi ô nhiễm, bụi bẩn, vi khuẩn, ánh sáng) tới vết thương.
Mặt khác trong các miếng dán mụn thường có kết hợp các chất sát khuẩn, chống nhiễm trùng, các hoạt chất có tác dụng điều trị mụn; giúp làm sạch các vết thương và giúp chúng nhanh lành hơn.
Ngăn ngừa sẹo thâm
Sẹo thâm thường xuất hiện ngay sau khi nặn mụn, cần sử dụng các phương pháp thích hợp để giảm thâm và kích thích quá trình tái tạo các tế bào da mới, đồng thời giảm quá trình hình thành của hắc sắc tố melanin để không hình thành vết thâm.
Ngay sau khi vết nặn mụn se miệng, nên sử dụng ngay các loại sản phẩm có chứa hoạt chất giảm thâm, hoặc dùng các nguyên liệu tự nhiên như nghệ hay nha đam. Không nên sử dụng các sản phẩm có hoạt tính quá mạnh vì có thể làm kích ứng vùng da mụn, nên chọn các sản phẩm dịu nhẹ và lành tính đối với da.
==> Xem thêm: [Bật mí] Cách trị thâm mụn bằng khoai tây hiệu quả nhất tại nhà
Làm dịu làn da
Tác động một lực vật lý mạnh lên da để nặn mụn khiến da bị sưng, đỏ và có thể bị kích ứng. Ngay sau đó nên dùng các loại kem có tính mát để làm dịu da, khắc phục các tình trạng trên.
Các sản phẩm làm dịu da có thể ở dạng kem bôi, mặt nạ, xịt khoáng, các tinh chất sau khi được thẩm thấu vào da sẽ giảm kích ứng và mẩn đỏ trên da.
Sau khi nặn mụn nên làm gì?
Ngày đầu tiên
Thận trọng khi trang điểm
Nặn mụn sẽ để lại các vết ửng đỏ cũng như các vết thâm, khiến bạn tự ti trước ánh nhìn của mọi người xung quanh. Vì thế nhiều bạn nữ có thói quen dùng kem che khuyết điểm ngay sau khi nặn mụn mà không biết cách làm này có thể khiến nhiễm trùng vết thương.
Lớp kem che khuyết điểm (hay các sản phẩm mỹ phẩm trang điểm khác) sẽ làm bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện sinh mụn nhiều hơn.
Sau khi nặn mụn không nên trang điểm hay sử dụng lớp dưỡng da quá dày, chỉ nên sử dụng thành phần làm dịu da để da hấp thụ được tốt nhất và giảm mẩn đỏ nhanh chóng.
Việc trang điểm có thể tiếp tục bình thường vào ngày hôm sau khi vết mụn đã se miệng và không còn chảy máu. Các dụng cụ trang điểm nên được làm sạch thường xuyên để tránh vi khuẩn tích tụ lâu ngày, khi sử dụng trên mặt sẽ sinh mụn.
Không sử dụng nước hoa hồng
Nước hoa hồng là sản phẩm giúp làm sạch da sau bước rửa bằng sữa rửa mặt, thành phần thường chứa cồn và các hoạt chất loại bỏ tế bào chết, se khít lỗ chân lông; các thành phần thường gây khô da.
Đối với da sau khi nặn mụn thường rất nhạy cảm cho nên việc sử dụng nước hoa hồng có thể khiến da bị kích ứng. Các bác sĩ chuyên gia da liễu khuyên rằng không nên sử dụng nước hoa hồng trong 1- 2 ngày sau khi nặn mụn. Bạn chỉ cần làm sạch bằng các sữa rửa mặt có tính dịu nhẹ là đủ.
Rửa mặt nhẹ nhàng
Không chỉ sử dụng sản phẩm làm sạch dịu nhẹ với da, khi rửa mặt bạn cũng nên nhẹ nhàng với làn da của mình bởi hiện tại làn da vô cùng nhạy cảm và yếu do bị tổn thương.
Massage nhẹ nhàng để làm sạch bụi bẩn, sau đó rửa sạch lại với nước và thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn bông mềm.
Không đi xông hơi
Xông hơi khiến hơi nước nóng tiếp xúc trực tiếp với da, khiến cho da trở nên nhạy cảm hơn, khiến cho các vết thương khó lành hơn.
Do đó không nên thực hiện liệu pháp xông hơi ngay sau khi nặn mụn trong khoảng thời gian từ 1 cho đến 2 ngày. Sau đó có thể thực hiện xông hơi bình thường để đào thải các cặn bẩn khỏi lỗ chân lông và làm đẹp da.
Tránh chạm tay lên mặt
Tay là bộ phận tiếp xúc với nhiều vật hàng ngày và chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi liên tục chạm tay lên vết thương hở khiến các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương, làm các vết thương khó lành hơn hoặc tiếp tục sinh mụn tại chính vết thương đó.
Hạn chế chạm tay lên mặt là một động tác quan trọng để giảm mụn, giảm thâm và giảm sẹo cho da.
Thận trọng nếu đi massage
Massage giúp thư giãn các cơ mặt và giúp da săn chắc hơn. Nhưng khi da đang bị tổn thương, các động tác massage thường được thực hiện bằng tay (dễ lây nhiễm vi khuẩn) và lực tay mạnh có thể khiến các vết thương nghiêm trọng hơn.
Cần cẩn thận khi đi massage ngay sau nặn mụn, tốt nhất việc massage nên được thực hiện sau khi nặn mụn khoảng 2 cho đến 3 ngày.
Nghỉ 1-2 ngày tập thể dục
Tập thể dục sinh ra nhiều mồ hôi, gây bám bụi bẩn trên da và có nguy cơ các gây bít tắc các lỗ chân lông; đồng thời sinh nhiệt nhiều khiến cơ thể nóng lên và khiến da dễ bị kích ứng.
Không nên tập luyện trong 1 đến 2 ngày sau khi nặn mụn, nên để ổn định da rồi quay lại tập luyện bình thường.
Ngày thứ 2-3
Không sử dụng bất cứ phương pháp trị mụn nào
Các phương pháp trị mụn không phù hợp dễ khiến cho da bị mẩn đỏ kích ứng nhiều hơn, một số phương pháp trị mụn không được khuyến khích áp dụng ngay sau khi nặn mụn bao gồm:
- Sử dụng các chế phẩm trị mụn có chứa retinoids, axit salicylic, benzoyl acid; các loại toner làm sạch, các kem dưỡng da thân dầu.
- Sử dụng các loại mặt nạ giấy chứa nhiều hoạt chất trị mụn. Nên lựa chọn các loại mặt nạ chỉ chứa các thành phần thiên nhiên, dịu nhẹ và lành tính với da, làm mát giảm mẩn đỏ ở da. Mặt nạ giấy có chứa axit hyaluronic tốt cho việc phục hồi da sau khi nặn mụn.
- Sử dụng đồng thời nhiều mỹ phẩm dưỡng da cùng lúc.
Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp
Da nhạy cảm sẽ dễ bắt nắng và bị tổn thương dưới tia UV. Vì vậy nên hạn chế ra ngoài nắng hoặc cần che chắn kín khi ra ngoài. Tuy nhiên không nên sử dụng kem chống nắng ngay sau khi nặn mụn, sản phẩm này chỉ nên sử dụng sau khi các vết nặn mụn đã khô.
Không tẩy da chết
Các sản phẩm tẩy tế bào chết tác động mạnh tới da để làm bong tróc các tế bào da dư thừa, da nhạy cảm không phù hợp để sử dụng sản phẩm này. Để làm sạch da sau khi nặn mụn, có thể sử dụng sữa rửa mặt có thành phần dịu nhẹ lành tính hoặc sử dụng nước muối sinh lý.
Video: Chăm Sóc Da ĐÚNG CÁCH sau nặn mụn | Sau nặn mụn cần làm gì? tránh gì để da ổn định!
Ngày 4-7
Hoãn lại việc thực hiện 1 số phương pháp trị mụn
Một số phương pháp trị mụn như nặn mụn, spa, sử dụng tia laser trị mụn, tẩy lông không nên thực hiện trong vòng 1 tuần kể từ khi nặn mụn. Thực hiện các liệu pháp liên tục khiến cho da dễ bị tổn thương và suy yếu hơn.
Sau khi nặn mụn bao lâu thì lành?
Tùy vào phương pháp, kỹ thuật nặn mụn và tình trạng mụn sẽ quyết định tới mức độ tổn thương để lại trên da sau khi nặn mụn.
- Đối với tình trạng mụn nhẹ và ít: các vết sưng đỏ sẽ giảm dần trong 2 đến 3 ngày tiếp theo, mờ dần và khỏi hoàn toàn trong khoảng 1 tuần.
- Đối với tình trạng mụn nghiêm trọng, nhiều nốt mụn thành từng vùng thì thời gian lành thường lâu hơn, có thể kéo dài tới nửa tháng hoặc 1 tháng.
Trong trường hợp nhân mụn chưa được lấy sạch thì mụn có thể mưng mủ trở lại, gây đau và có thể nghiêm trọng hơn. Để gây ít tổn thương trên da sau nặn mụn, nên lựa chọn các cơ sở thẩm mỹ uy tín và có nhiều năm kinh nghiêm trong nghề.
Sau khi nặn mụn có nên rửa mặt bằng nước muối không?
Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch và sát khuẩn vết thương, không gây kích ứng mạnh tới da, thích hợp để sử dụng rửa những vùng da bị mụn.
Tuy nhiên sau 3 tiếng sau khi nặn mụn mới nên sử dụng nước muối sinh lý để tránh gây xót cho da, nên rửa lại bằng nước do nước muối sinh lý bám trên da thời gian dài có thể gây khô da và làm da sạm đi.
Có nên dùng kem chống nắng sau khi nặn mụn không?
Kem chống nắng là sản phẩm không thể thiếu khi ra ngoài nhưng với làn da vừa nặn mụn còn quá nhạy cảm thì không nên sử dụng ngay kem chống nắng.
Sau khi nặn mụn khoảng 1 đến 2 ngày mới nên bắt đầu sử dụng kem chống nắng để tránh gây nhiễm trùng vết thương.
Tuy nhiên nên chọn loại kem có thành phần dịu nhẹ và chỉ số SPF không quá cao (SPF khoảng 30 là phù hợp với da nhạy cảm).
==> Xem thêm: [BẬT MÍ] Cách điều trị thâm mụn bằng Nha đam đơn giản tại nhà
Nguồn tham khảo
Tác giả Rachel Nall, MSN, CRNA, What Should I Do After Popping a Pimple?, Healthline, Ngày đăng 29 tháng 9 năm 2020.