Ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc mụn trứng cá tuy nhiên ở lứa tuổi thiếu niên thường diễn ra mụn trứng cá phổ biến nhất. Vậy nguyên nhân gây ra mụn trứng cá là gì? Hãy cùng Nacurgo Gel tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá là các mụn có kích thước nhỏ nổi lên trên bề mặt da do tế bào chết hoặc dầu gây bít tắc nang lông. Biểu hiện của mụn trứng cá cấp là mụn đầu đen, mụn đầu trắng hoặc mụn nhọt. Các mụn này thường xuất hiện ở ngực, trán, mặt, hai bên vai và vùng lưng trên.
Trong thời kỳ mụn trứng cá cấp có rất nhiều biện pháp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, mụn trứng cá có thể xuất hiện và kéo dài một cách dai dẳng. Khi các vết sưng viêm và mụn nhọt lành dần có thể để lại các đốm thâm da hoặc hình thành nên mụn mới.
Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá
Bốn yếu tố chính gây ra mụn trứng cá:
- Sản xuất dầu (bã nhờn) dư thừa
- Các nang lông bị tắc nghẽn bởi dầu và tế bào da chết
- Vi khuẩn
- Viêm
Những yếu tố ảnh hưởng ít hơn đến mụn trứng cá:
- Sô cô la và thức ăn nhiều dầu mỡ: Ăn sô cô la hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ ít hoặc không ảnh hưởng đến mụn trứng cá.
- Vệ sinh: Mụn không phải do da bẩn. Trên thực tế, chà rửa da quá mạnh hoặc tẩy rửa bằng xà phòng hoặc hóa chất quá mạnh sẽ gây kích ứng da và có thể khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.
- Mỹ phẩm: Mỹ phẩm không nhất thiết làm trầm trọng thêm tình trạng mụn, đặc biệt nếu bạn sử dụng trang điểm không chứa dầu, không gây bít lỗ chân lông (noncomedogenic) và tẩy trang thường xuyên. Mỹ phẩm Nonoily không ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc trị mụn.
Các yếu tố nguy cơ gây mụn trứng cá bao gồm:
- Tuổi tác: Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mụn trứng cá, nhưng nó phổ biến nhất ở thanh thiếu niên.
- Thay đổi nội tiết tố: Những thay đổi như vậy thường gặp ở tuổi dậy thì hoặc khi mang thai.
- Lịch sử gia đình: Di truyền đóng một vai trò trong mụn trứng cá. Nếu cả bố và mẹ của bạn đều bị mụn trứng cá, bạn cũng có khả năng bị mụn trứng cá.
- Chất nhờn hoặc dầu: Bạn có thể bị mụn trứng cá khi da tiếp xúc với dầu hoặc kem dưỡng da nhờn.
- Ma sát hoặc áp lực lên da của bạn: Điều này có thể do các vật dụng như điện thoại, điện thoại di động, mũ bảo hiểm, vòng cổ và ba lô quá chật.
Mụn trứng cá hình thành như thế nào?
Khi tuyến dầu bài tiết quá nhiều chất bã nhờn sẽ làm tắc nghẽn các lỗ nhỏ trên da (hay còn gọi là lỗ nang lông) và hình thành mụn trứng cá. Các tuyến nhỏ này có ở bề mặt da và có lỗ cho một sợi lông hoặc một sợi tóc riêng lẻ mọc ra. Vì vậy, mụn trứng cá thường xuất hiện trên trán, mặt, lưng trên, ngực và vai. Tại những vị trí này có nhiều tuyến dầu bài tiết ra chất bã nhờn. Các tuyến dầu còn có ở nang tóc nên mụn có thể xuất hiện trên da đầu.
Mụn sẽ phát triển thành mụn đầu trắng nếu thành nang phình ra. Ngược lại, mụn đầu đen hình thành khi nang lông hở. Mụn đầu đen nhìn giống như bụi bẩn ẩn chứa trong lỗ chân lông. Các chất trong mụn đầu đen là dầu và vi khuẩn gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khi đầu mụn tiếp xúc với không khí sẽ xảy ra quá trình oxy hóa và đầu mụn dần chuyển sang màu nâu.
Mụn trứng cá sẽ chuyển sang dạng mụn nhọt nếu các đốm đỏ phát triển và hình thành thành một khối trung tâm màu trắng ở bên trong. Nguyên nhân gây ra mụn nhọt là do viêm hoặc nhiễm vi khuẩn gây tắc nghẽn nang lông. Các khối u nang ở dưới bề mặt da được hình thành bởi hậu quả của viêm và tắc nghẽn phát triển sâu vào bên trong nang lông. Các khối u cục trứng cá hình thành nếu không kiểm soát tốt tình trạng viêm nhiễm tại nang lông.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành nên mụn trứng cá
Một số yếu tố có thể làm nặng hoặc kích hoạt bệnh trứng cá như:
- Hormone: ở giai đoạn dậy thì, hormone tăng trưởng androgens tăng cường hoạt động khiến cho tuyến bã nhờn to hơn và bài tiết ra nhiều bã nhờn hơn. Đồng thời, việc sản xuất bã nhờn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi nội tiết tố liên quan đến sử dụng thuốc tránh thai và mang thai. Tuy nhiên, mụn trứng cá cũng có thể xuất hiện nhiều hơn nếu nồng độ hormone androgen trong cơ thể quá thấp.
- Một số loại thuốc: Ví dụ như thuốc có chứa testosterone, corticosteroid hoặc lithium.
- Chế độ ăn: Các nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ một số loại thực phẩm – bao gồm cả thực phẩm giàu carbohydrate, chẳng hạn như bánh mì, bánh mì tròn và khoai tây chiên – có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn. Nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để xem liệu những người bị mụn trứng cá có được lợi khi tuân theo những hạn chế cụ thể về chế độ ăn uống hay không.
- Stress: Căng thẳng không gây ra mụn, nhưng nếu bạn đã bị mụn, căng thẳng có thể làm cho nó trở nên tồi tệ hơn.
- Tổn thương da: mụn trứng cá sẽ trở lên tồi tệ hơn nếu bạn làm sạch da bằng hóa chất gây kích ứng da hoặc xà phòng có tính tẩy cao.
- Bí da: các lỗ chân lông sẽ bị ứ bí và hình thành mụn nếu bạn thường xuyên mặc quần áo chất chội hoặc bó sát.
- Hút thuốc: các hoá chất và khói thuốc cũng là một tác nhân gây ra mụn trứng cá và làm cho làn da trở nên kém sắc hơn.
Những ai dễ bị mụn trứng cá
Ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mọc mụn trứng cá, đặc biệt là đối với những người:
- Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh
- Người trong độ tuổi dậy thì
- Người không biết chăm sóc da đúng cách
- Phụ nữ trước – trong và sau thời kỳ mang thai
- Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn và dầu mỡ. Những người làm việc và sống trong môi trường ô nhiễm và khô nóng có nguy cơ nổi mụn trứng cá cao hơn.
- Người sử dụng những loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, lamj dụng mỹ phẩm.
- Người có thói quen nặn mụn hoặc sờ tay lên da mặt.
- Người mắc bệnh lý gây ra rối loạn nội tiết tố như hội chứng về buồng trứng, hội chứng Cushing hoặc hội chứng cường giáp
- Người có chế độ sinh hoạt và ăn uống không khoa học.
- Những người có người nhà bị nổi nhiều mụn trứng cá cũng đối mặt với nguy cơ nổi mụn cao hơn so với những người khác.
Cách phòng tránh mụn trứng cá hiệu quả
Giữ mặt luôn sạch sẽ: đây là phương pháp phòng ngừa mụn trứng cá vô vùng hiệu quả. Mỗi ngày bạn nên rửa mặt hai lần để đảm bảo đã loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn và lượng dầu thừa trên da.
Dưỡng ẩm cho da: sản phẩm điều trị mụn có thể chứa các thành phần gây khô da, vì vậy bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm để hạn chế tình trạng bong tróc da và khô da. Mỗi loại da sẽ thích hợp với một loại kem dưỡng ẩm nên bạn cần tìm hiểu kỹ làn da và sản phẩm dưỡng ẩm cho phù hợp.
Sử dụng những sản phẩm trị mụn không kê đơn: sản phẩm trị mụn không kê đơn thường chứa các thành phần như axit salicylic, axit lactic, benzoyl peroxide hoặc axit glycolic. Các sản phẩm này sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn và ngăn ngừa hình thành mụn trứng cá. Tuy nhiên, bạn có thể bị khô và bong tróc da. Vì vậy, khi mới sử dụng bạn nên dùng với một lượng nhỏ và tăng dần tần suất, liều lượng tùy thuộc vào tình trạng mụn.
Hạn chế việc trang điểm: bạn hãy hạn chế tối đa việc phải trang điểm trong thời gian bị bùng phát mụn. Nếu bắt buộc phải trang điểm thì bận cần tẩy trang sạch sẽ vào cuối ngày. Bạn nên ưu tiên sử dụng những mỹ phẩm trang điểm không chứa dầu, không chứa hóa chất gây kích ứng và nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên.
Cẩn thận khi chăm sóc tóc: da có thể bị kích ứng nếu bị dính các sản phẩm chăm sóc tóc như sáp, dầu dưỡng tóc hoặc gel tạo nếp tóc. Nếu bạn sở hữu một mái tóc dài thì bạn cần chú ý không da mặt thường xuyên tiếp xúc với tóc bằng cách buộc tóc kên cao hoặc cặt ngắn.
Hạn chế đưa tay lên mặt: chống tay lên cằm hoặc sờ tay lên mặt sẽ vô tình đưa một lượng lớn vi khuẩn lên mặt. Không những thế, da mặt có thể bị viêm hoặc kích ứng nếu thường xuyên sờ tay vào mặt. Đặc biệt, bạn nên tránh nặn mụn bằng tay vì có thể gây sẹo và nhiễm trùng.
Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời: tia UV sẽ gây tổn thương da nghiêm trọng hơn, làm tăng đỏ, viêm, tăng sắc tố gây sậm màu da. Bạn nên tránh ra ngoài trời từ 10 giờ đến 16 giờ để bảo vệ làn da do trong khoảng thời gian này bức xạ mặt trời lớn nhất. Nếu phải ra ngoài bạn nên dùng mũ rộng vành, quần áo dài tay, thoa kem chống nắng và đeo kính râm.
Tập thể dục hàng ngày: tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe của toàn bộ cơ thể, trong đó bao gồm cả làn da của bạn. Bạn nên mặc quần áo thoải mái và rộng rãi để hạn chế tình trạng ma sát và kích ứng da.
Tham khảo thêm một số bài viết về mụn trứng cá khác:
Tài liệu tham khảo: