Mụn bọc thường xuất hiện ở vùng mũi hoặc cằm. Chúng có kích thước lớn nên khi gặp nhiều người muốn nặn chúng. Vậy có nên nặn mụn bọc không, hãy cùng Nacurgo Gel tìm hiểu kỹ hơn dưới bài viết này.
Những điều cần biết về mụn bọc
Mụn bọc là loại mụn có đường kính lớn hơn nhiều so với các loại mụn thông thường khác, mụn bọc là biểu hiện nặng của mụn trứng cá. Ban đầu, mụn bọc có màu đỏ và chỉ là cục sần cứng nhỏ. Nhưng mụn bọc sẽ tăng dần về kích thước theo thời gian và trong quá trình đó sẽ xuất hiện mủ trắng bên trong, đồng thời gây ra cảm giác đau đớn. Mụn bọc có thể để lại sẹo lõm hoặc sẹo thâm nếu lớp tế bào dưới da bị viêm nhiễm xâm nhập.
Đặc điểm đặc trưng của mụn bọc là có kích thước lớn, là loại mụn viêm, sưng to và màu đỏ. Sự hình thành của mụn là do vi khuẩn P.acnes có sẵn ở da gây ra viêm nhiễm. Bình thường, vi khuẩn không gây hại cho da. Tuy nhiên, khi bít tắc lỗ chân lông do bã nhờn thì vi khuẩn sẽ tác động mạnh hơn vào da và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Có nên nặn mụn bọc không?
Để điều trị mụn bọc bạn không nên lựa chọn phương pháp nặn mụn bọc bởi sau khi thực hiện sẽ thường để lại sẹo trên làn da của bạn. Vì thể, để tránh tình trạng nhiễm trùng, viêm nghiêm trọng bạn không nên cố gắng nặn mụn ở nhà, đặc biệt là đối với những loại mụn cứng đầu như mụn viêm, mụn mủ hoặc mụn bọc.
Một số hậu quả của việc tự ý nặn mụn bọc như:
- Tình trạng mụn có thể bùng phát dữ dội hơn bởi sâu khi thực hiện nặn mụn, vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi xâm nhập vào các lỗ chân lông, nang lông xung quanh vị trí vừa nặn và tấn công.
- Bên cạnh đó, các chuyên gia da liễu và bác sĩ da liễu còn cho biết rằng, nặn mụn bọc sẽ khiến nốt mụn trở nên trầm trọng hơn và khó điều trị hơn do chất mủ, dịch của mụn có thể gây ra tắc lỗ chân lông.
- Bạn nên đến phòng khám da liễu hoặc bệnh viện uy tín để điều trị mụn bọc một cách an toàn và hiệu quả.
Tại sao tự ý nặn mụn bọc lại cực kỳ nguy hiểm?
Thông thường, khi bị mọc mụn, chúng ta thường chọn lựa biện pháp nặn mụn bởi phương pháp này giải quyết nhanh chóng những nốt mụn, làm mụn xẹp đi. Tuy nhiên chúng ta lại bỏ qua những hậu quả tiêu cực mà nặn mụn đem lại như gây viêm nhiễm diện rộng, vi khuẩn lây lan, seo rỗ hoặc gia tăng sắc tố gây thâm.
Chuyên gia da liễu Sejal Shah cho rằng chúng ta thường rất bị hấp dẫn và hào hứng khi nặn mụn. Nhưng hầu hết các trường hợp sau khi nặn mụn da không lành, gây viêm nhiễm nặng hơn đến vùng da đó, để lại các vết thương hở.
Những hậu quả từ việc tự ý nặn mụn:
- Giảm tính thẩm mỹ: Giảm tình thẩm mỹ: nặn mụn trứng cá gây ra hậu quả là da bị nhiễm trùng hoặc đen sạm do cấu trúc da bị phá vỡ.
- Rỗ mặt: sau khi nặn mụn trứng cá, mụn hoàn toàn có thể lây lan sang những vùng da lân cận khác. Ngoài ra, nặn mụn còn tiềm ẩn nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn, vùng da có thể bị viêm nặng hơn do bị kích thích sau khi nặn mụn.
- Gây chết người: hậu quả nghiêm trọng và tồi tệ nhất có thể xảy ra là gây ra tử vong. Bất kỳ ai cũng cần ghi nhớ vùng “tam giác nguy hiểm” không được phép nặn mụn. Giới hạn vị trí của vùng nguy hiểm này được bắt đầu từ 2 bên miệng cho tới góc dưới ở mũi. Vùng tam giác nguy hiểm chứa rất nhiều mạch máu liên kết với các khu vực của hộp sọ. Nếu bạn có gặng nặn mụn ở những vùng này có thể bị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng không sớm được khắc phục và điều trị sẽ lan tới não một cách nhanh chóng và cuối cùng là gây ra tử vong trên người nặn mụn.
- Nặn mụn bọc nhưng không lấy hết nhân: Nhân mụn có thể được đẩy hơn vào sâu bên trong nang lông do tác động áp lực lên mụn. Nhiễm trùng da có thể xảy ra nếu lực ấn quá mạnh làm nang lông bị vỡ ra. Bên ngoài thì chúng ta có cảm giác rằng lỗ chân lông được thoáng hơn và đầu mụn đã ra ngoài. Tuy nhiên nhân mụn vẫn còn hằn sâu trong da và nhân mụn này hoàn toàn có thể trồi lên bề mặt sau một thời gian ngắn. Kể cả khi nhân mụn đã được lấy hết thì người mắc mụn bọc vẫn phải đối mặt với hậu quả để lại vết thâm trên da.
Chỉ nặn mụn bọc tại nhà nếu có đầy đủ kiến thức và hiểu biết
Lựa chọn đúng “đối tượng” có thể nặn: Cũng tương tự như chọn người yêu cần đúng thời điểm thì nặn mụn cũng như thế. Bạn chỉ nên nặn mụn có đầu, đủ chín và nhân mụn rõ ràng. Khi mụn không nhìn thấy đầu trắng và không còn cảm giác sưng đau thì bạn mới nên thực hiện nặn mụn.
Bạn cần bỏ qua những nốt mụn sưng hoặc nang nằm sâu trong da khố có thể xác định đầu nhâ. Hậu quả khi bạn cố gắng nặn những nốt mụn này là mụn sưng hơn, nhân vẫn ở trong da và bạn bị đau.
Làm giãn nở lỗ chân lông: bạn nên làm giãn nở lỗ chân lông trước khi thực hiện nặn mụn. Để làm sạch da mặt bạn nên dùng sữa rửa mặt, tẩy trang và tẩy tế bào chết. Lỗ chân lông sẽ giãn nở sau khi bạn đắp một chiếc khăn ấm lên mặt từ 3 đến 5 phút. Kết quả thu được là nhân mụn sẽ dễ dàng được nhìn thấy và da mềm mại hơn. Bạn cũng có thể xông hơi mặt để thay thế bước này.
Khử trùng tuyệt đối tay và dụng cụ nặn mụn: để tránh tình trạng mụn trở nên viêm sau khi thực hiện nặn mụn bạn cần cắt móng tay gọn gàng, sạch sẽ và cả bàn tay, da mặt cũng cần được giữ gìn sạch sẽ. Để hạn chế tối đa nguy cơ bị viêm nhiễm bạn cần tuân thủ quy trình sau:
- Khử trùng cây nặn hoặc kim nặn bằng lửa.
- Dùng bông tẩy trang lau lại một lần nữa sau khi cây nặn hoặc kim nặn đã nguội.
- Sử dụng cồn 90 độ để khử trùng lần hai. Cuối cùng là lâu khô bằng bông tẩy trang sạch.
Nặn mụn theo hướng dẫn:
- Bước 1: Nhẹ nhàng dừng đầu kim châm nhẹ lên đỉnh nhân mụn theo hướng song song với da để tạo vết hở nhỏ nhằm đẩy nhân mụn ra. Đầu kim của bạn đã đi quá sâu nếu bạn thấy máu trước khi nặn.
- Bước 2: Sử dụng gạc y tế, tăm bông, khăn giấy sạch nên hai bên của bết mụn và đặt ngón tay tiếp xúc vào bề mặt da.
- Bước 3: Bạn tuyệt đối không được nặn trực tiếp từ đỉnh mụn. Bạn nên sử dụng lực vừa đủ và ấn nhẹ nhàng vùng da xung quanh mun từ 1 đến 2 giây cho mỗi lần ấn. Để hạn chế tình trạng tổn thương nhiều lên da bạn có thể linh động xoay các ngón tay theo các hướng khác nhau.
- Bước 3: Sau khi nhân mụn đã trồi lên, bạn hãy cố gắng nặn tiếp cho đến khi loại bỏ được chân mụn ra ngoài.
- Bước 4: Để hạn chế nguy cơ bị thâm sau khi nặn mụn bạn cần nặn hết phần máu độc ra ngoài (máu độc màu đỏ sẫm).
- Bạn cần lưu ý rằng, nốt mụn vẫn chưa sẵn sàng để nặn, chưa chín nếu có dịch hồng hoặc trắng mà không có nhân mụn.
Xử lý khi nặn nhầm đối tượng:
- Trong trường hợp bạn chọn sai nốt mụn, dù không thành công hoặc chưa có nhân thì bạn cũng nên cố gắng dọn dẹp nốt mụn. Để hạn chế tình trạng lây lan hoặc để lại sẹo rỗ, thâm mụn thì bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để thăm khám và điều trị theo toa hoặc tiêm cortisone.
- Phương pháp đơn giản hơn là bạn có thể sử dụng nước muối để lau sạch vết nặn nếu bạn chỉ có vài nốt mụn ‘lỗi lầm’. Trước khi thực hiện thoa một số loại thuốc bôi chống viêm, kháng khuẩn thì bạn nên đợi nốt mụn khô từ 1 đến 2 giờ.
Sử dụng Nacurgo Gel chăm sóc da sau khi nặn mụn
Nacurgo Gel là nguồn gốc từ thành phần tự nhiên được nhập khẩu từ châu Âu. Sản phẩm có tác dụng trị các loại mụn một cách an toàn và hiệu quả.
Các thành phần có trong sản phẩm: Carbopol 940, Propylene glycol, Allium cepa extract, Centella asiatica extract, PEG-40 hydrogenated castor oil, Tetrahydro Curcumin, zinc sulfate, Allantoin, Carboxymethylcellulose, hương liệu, Purified water.
Cách sử dụng Nacurgo Gel: sản phẩm dưới dạng gel nên có thể sử dụng bằng cách bôi trực tiếp vào vùng da cần điều trị. Lưu ý là bạn cần đảm bảo vùng da điều trị được sạch sẽ trước khi thoa gel. Tại vùng da bị tổn thương bạn nên thoa từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.
Nacurgo Gel là sản phẩm được chiết xuất 100% thảo dược từ tự nhiên nên được đánh giá rất cao về mức độ an toàn và lành tính cho người dùng. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và gom, đẩy nhân mụn lên bề mặt da, từ đó chặn đứng được được sự hình thành và phát triển của mụn bọc.
Hiện nay trên thị trường Nacurgo Gel đang rất phổ biến nên bạn hoàn toàn có thể mua ở nhà thuốc, hàng mỹ phẩm hoặc các trang thương mại điện tử. Để tránh mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin về sản phẩm, kiểm tra bao bì, hạn sử dụng và tem chống giả.
Lưu ý khi sử dụng: nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì bạn nên ngừng sử dụng sản phẩm ngay. Tránh để sản phẩm dây vào mắt. Nacurgo Gel chống chỉ định với những người bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm.
Chăm sóc da sau khi nặn mụn bọc
Quá trình ‘dọn dẹp’ sau khi nặn mụn cũng vô cùng quan trọng. Vì vậy để có thể hạn chế nguy cơ xấu từ việc nặn mụn bạn cần đảm bảo một số điều sau:
- Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng để vệ sinh sạch sẽ toàn bộ vùng da mặt của bạn.
- Để hạn chế tình trạng nhiễm trùng bạn nên bôi thuốc mỡ kháng sinh như bacitracin. Bạn có thể phải chờ đợi từ 1 đến 2 tuần để da được lành lại hoàn toàn sau khi thực hiện nặn mụn bọc.
- Trong suốt 24 giờ sau khi nặn mụn, bạn tuyệt đối không được thực hiện những bước chăm sóc da. Chăm sóc da trong khoảng thời gian này có thể tăng nguy cơ kích ứng cho những vết thương hở và gây viêm nhiễm. Bạn chỉ nên tiếp tục thực hiện các bước chăm sóc da sau khi vết mụn đã được khép miệng.
Những điều cần lưu ý:
- Bạn chỉ nên dùng những sản phẩm trị thâm sau khi vết mụn đã được làm sạch hoàn toàn, sờ không thấy đau nhức, không có nhân và không còn sưng đỏ.
- Bạn hãy ưu tiên sử dụng các sản phẩm phục hồi dịu nhẹ, sản phẩm dưỡng lành tính, không chứa chất tẩy rửa mạnh và cồn.
Tham khảo:
Đức đã bình luận
Sau khi nặn mụn bọc cần sát trùng mấy ngày vết mụn ạ
Dược sĩ Kim Dung đã bình luận
bạn nên sát trùng vết mụn từ 5 đến 7 ngày nhé