Mụn mủ là vấn phổ biến của nhiều bạn trẻ ngày nay. Bị mụn mủ có nên nặn không? Năn mụn mủ có rủi ro gì? Nặn mụn như thế nào cho đúng cách? Tất cả sẽ được Nacurgo Gel giải đáp trong bài viết này.
Mụn mủ có nên nặn không?
Mụn mủ được đánh giá là thể nặng của mụn trứng cá viêm, thường khó điều trị. Việc loại bỏ hoàn toàn nhân mụn bên trong ổ viêm là cần thiết để giúp da nhanh chóng phục hồi.
Mụn mủ không nhân gây đau nhức, sưng đỏ, không cần nặn, mụn có thể tự xẹp sau vài ngày. Mụn mủ có nhân trắng nên nặn đúng cách và thận trọng.
Rủi ro sau khi nặn mụn mủ
Mặc dù nặn mụn tiến hành nhanh chóng và có thể làm tại nhà nhưng các chuyên gia da liễu vẫn khuyến cáo nên tiến hành nặn mụn tại các cơ sở thẩm mỹ hoặc phòng khám da liễu. Việc nặn mụn mủ có nhiều nguy cơ tiềm ẩn, gồm:
Nhiễm trùng da
Đây là biến chứng xuất hiện khá phổ biến, do thói quen nặn mụn mọi lúc mọi nơi của nhiều người. Việc dùng tay nặn mụn khi chưa đảm bảo vệ sinh sạch tay có thể làm tăng nguy cơ vi khuẩn từ tay xâm nhập lên da, làm nặng hơn các ổ viêm, lâu dần dẫn đến viêm da, nhiễm trùng da, khiến mụn sưng to, đau nhức và khó điều trị hơn.
Lây lan mụn nhiều hơn
Khi nặn mụn, vi khuẩn và máu từ ổ viêm mụn có thể dính lên tay và vùng da xung quanh, tăng nguy cơ lây nhiễm và phát sinh mụn tại vùng da lành.
Do đó, thao tác nặn mụn và vệ sinh ổ mụn cần được tiến hành chính xác, đảm bảo vệ sinh để mụn không lan thành từng đám và gây đau nhức, nổi mủ vùng da lân cận.
Gây ra sẹo thâm, sẹo lõm trên bề mặt da
Sau nặn mụn, lực tác động có thể gây tổn thương các tế bào da tại nốt mụn hoặc vùng da xung quanh, tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà có thể hình thành vết thâm, vết sẹo rỗ, sẹo lõm trên da mặt. Các vết sẹo rỗ, sẹo lõm hình thành có thể gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ.
Ảnh hưởng đến thần kinh
Nặn mụn tại một số vị trí mụn nhạy cảm như dưới cằm, quanh miệng, mũi hoặc trên trán có thể tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, một số trường hợp gây co giật, để lại di chứng méo miệng đã được ghi nhận.
Kỹ thuật nặn mụn mủ an toàn, không để lại sẹo
Nặn mụn hiện được coi là cách loại bỏ mụn nhanh chóng, tuy nhiên nặn mụn sai cách có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng trên da. Một số vấn đề cần lưu ý trước khi tiến hành nặn mụn:
Thời điểm nặn mụn:
- Chỉ nên nặn mụn bọc khi mụn trong tình trạng không có sưng đau và đã nổi nhân trắng lên bề mặt da, mụn có kích thước nhỏ và mọc đơn lẻ.
- Không nên nặn mụn khi chưa thấy nhân trắng, mụn kích thước lớn, mọc ở gần những vùng nhạy cảm, hoặc mụn mọc thành mảng lớn trên da.
- Tuyệt đối không nặn những ổ nhọt lớn nằm sâu dưới da, mụn đang sưng tấy và đau nhức do có thể làm tăng tình trạng viêm do không loại bỏ hoàn toàn nhân mụn.
- Đảm bảo khử trùng và sát khuẩn tay, rửa mặt và sát khuẩn dụng cụ sạch sẽ trước khi nặn mụn để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài.
Trong quá trình nặn mụn:
- Không sử dụng móng tay để nặn mụn, có thể khiến cho da bị trầy xước, nhiễm khuẩn, làm nặng thêm tình trạng mụn. Nên sử dụng các dụng cụ nặn mụn chuyên dụng, hoặc dùng 2 đầu tăm bông để dồn nhân mụn trước khi loại bỏ.
- Nên lót bông xung quanh mụn trong quá trình nặn mụn mủ để khi mủ vỡ thấm vào bông, không lan sang vùng da lành xung quanh.
- Sau khi loại bỏ hoàn toàn nhân mụn cần sát trùng lại vùng da sau nặn mụn, có thể băng lại vết thương nếu kích thước quá lớn để tránh vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập hình thành nhân mụn mới.
Dưới đây là quy trình nặn mụn an toàn bạn có thể tham khảo để tránh để lại sẹo:
- Bước 1: chuẩn bị dụng cụ nặn mụn, bông, gạc đã được sát trùng.
- Bước 2: tẩy trang, rửa mặt để làm sạch da sau đó xông mặt bằng máy để làm giãn nở lỗ chân lông, giúp cho việc lấy nhân mụn được thuận tiện (có thể dùng nước ấm).
- Bước 3: dùng dụng cụ chuyên dụng để lấy nhân mụn kết hợp dùng bông thấm dịch mủ nếu có. Có thể dùng 2 đầu tăm bông để dồn nhân mụn trước khi loại bỏ nhân.
- Bước 4: sát trùng bề mặt da mụn để tránh lây nhiễm vi khuẩn sang vùng da lành.
- Bước 5: đắp mặt nạ tinh chất để làm dịu vết thương sau nặn mụn.
- Bước 6: làm sạch da, thoa kem trị mụn chuyên sâu để vết thương nhanh lành.
Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn mủ
Quá trình chăm sóc da sau nặn mụn sẽ quyết định đến hiệu quả điều trị cũng như thẩm mỹ của da, bạn nên lưu ý một số bước chăm sóc da dưới đây để đảm bảo hồi phục da nhanh chóng và không để lại sẹo sau nặn mụn:
- Sử dụng mặt nạ tinh chất để làm dịu vết thương sau khi nặn mụn, giúp vết thương nhanh chóng phục hồi, sau đó rửa lại mặt để loại bỏ hoàn toàn mặt nạ còn sót lại.
- Thoa kem phục hồi: các loại kem dưỡng phục hồi da được khuyến khích sử dụng để đẩy nhanh tiến trình làm lành vết thương, hỗ trợ làm mờ thâm và ngừa sẹo.
- Tuyệt đối không chạm tay vào khu vực da mới nặn mụn để hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng vết thương. Nếu vết nặn mụn lớn, có thể dùng băng vô khuẩn để băng lại, tránh mụn tiếp xúc với bụi bẩn bên ngoài.
- Hạn chế trang điểm sau khi nặn mụn: bạn nên hạn chế dùng các loại mỹ phẩm trang điểm trong vòng 3 – 5 ngày sau khi nặn mụn. Các sản phẩm trang điểm có thể gây bít tắc lỗ chân lông, dễ nhiễm khuẩn và dễ làm mụn quay trở lại.
- Rửa mặt nhẹ nhàng, hạn chế tẩy da chết trong vòng 3 – 5 ngày sau khi nặn mụn: không nên sử dụng các loại sữa rửa mặt chứa cồn, có thể gây kích ứng vùng da mới nặn mụn. Các sản phẩm tẩy da chết, đặc biệt là tẩy da chết hóa học có thể gây bào mòn da, tăng tổn thương da, phá vỡ hàng rào bảo vệ da, làm xước da và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Hạn chế tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời: do da sau nặn mụn khá nhạy cảm, ánh nắng mặt trời có thể gây tổn thương hàng rào bảo vệ da. Bạn cần sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài, ưu tiên các sản phẩm dịu nhẹ, thẩm thấu nhanh để tránh gây bít tắc lỗ chân lông.
Chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi sau nặn mụn:
- Nên hạn chế các thức ăn nhiều dầu, thực phẩm nhiều đường, thức ăn cay nóng, các thức uống có cồn, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
- Bổ sung nhiều nước, rau xanh, các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, tránh thức khuya, có thể kết hợp các bài tập nhẹ nhàng, hoặc tập luyện thể dục thể thao tăng cường sức khỏe.
Trường hợp vết mụn còn chảy máu sau khi nặn, bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên da da liễu để được xử lý đúng cách và an toàn.
Hy vọng những thông tin được cung cấp trên đây đã giúp độc giả có câu trả lời chính xác cho vấn đề nặn mụn bọc, mụn mủ. Đối với mụn mủ sưng to, viêm, đau nhức hoặc mủ diện rộng, bạn nên đến các cơ sở hoặc phòng khám da liễu uy tín để được tư vấn và xử lý triệt để, an toàn.
Xem thêm:
[Sự thật] Thực hư mụn đầu đen để lâu thành nốt ruồi? Cách điều trị
Bị mụn mủ kiêng ăn gì | Nên ăn gì để mụn mau lành, không gây sẹo
Tuấn đã bình luận
Cảm ơn bạn đã chia sẻ, giờ mới biết mình toàn nặn mụn sai cách
Hùng đã bình luận
Cảm ơn bạn đã chia sẻ, giờ mới biết bấy lâu nay mình toàn nặn mụn sai cách