Trong số các loại mụn thì mụn bọc là dạng nặng nhất. Chủ yếu mụn bọc xuất hiện do nang lông bị nhiễm khuẩn P.Acnes. Da sẽ phản ứng lại tác nhân xâm nhập vào trong nang dẫn đến sự hình thành của mụn bọc. Mụn bọc ở má gây khó chịu, đau nhức và mất thẩm mỹ. Hãy cùng Nacurgo Gel tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách trị mụn bọc ở má.
Nguyên nhân dẫn đến mụn bọc ở má
Ban đầu, mụn chỉ là các đốm nhỏ màu đỏ. Sau đó, mụn sẽ đỏ hơn, sưng to hơn và gây ra cảm giác đau nhức. Nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây ra hiện tượng lây lan hết hai má, hình thành một vùng sưng đỏ tạo ra mụn bọc có máu rất mất thẩm mỹ. Một số nguyên nhân làm cho mụn bọc xuất hiện và lây lan:
- Vệ sinh da kém: Điều kiện tiên phong để mụn bọc hình thành là môi trường sống ô nhiễm, bụi bẩn khiến da tích tụ dầu thừa và vi khuẩn. Các tác nhân này sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Bụi bẩn và chất nhờn lắng đọng và tích tụ dưới da dẫn đến hình thành quá trình viêm và tạo điều kiện thuận lợi cho sự bùng phát của mụn bọc.
- Rối loạn hormone: Ở lứa tuổi dậy thì ở cả nam và nữ thường diễn ra rối loạn hormone. Sự rối loạn hormone còn diễn ra trong các giai đoạn khác như mang thai, thời kỳ tiền kinh nguyệt, tiền mãn kinh và cho con bú. Bên cạnh đó, người có kinh nguyệt không đều hoặc uống thuốc tránh thai thường có nguy cơ cao bị mụn bọc đe dọa. Tuyến bã nhờn sẽ bị kích thích bởi hormone trong cơ thể bị rối loạn. Nang lông bị bít tắc do có quá nhiều dầu thừa khiến vi khuẩn P.Acnes có cơ hội tấn công và gây ra mụn bọc.
- Chế độ sinh hoạt và ăn uống không hợp lý: mụn bọc nổi nhiều hơn ở má nếu bị kích thích bởi chế độ ăn nhiều tinh bột, đường và dầu mỡ, chế độ ăn chứa ít chất xơ. Bên cạnh đó, lối sống bận rộn, thức khuya, thường xuyên bị stress cũng là yếu tố quan trọng làm cho da kém tươi tắn và hình thành nốt sưng mụn.
Cách điều trị mụn bọc ở má
Cách trị mụn bọc ở má bằng phương pháp thiên nhiên
Rất nhiều người dùng nguyên liệu thiên nhiên để làm mặt nạ. Phương pháp này vừa đơn giản vừa hiệu nghiệm nên mọi người thường ưu tiên sử dụng.
Biện pháp này có tác dụng làm cho mụn bớt sưng viêm, nhanh chóng xẹp và giảm đau rát. Ngoài ra, phương pháp này còn hỗ trợ cải thiện làn da, giúp da căng mịn và trắng sáng.
Một số loại mặt nạ làm từ nguyên liệu thiên nhiên như:
- Trị mụn bọc ở má bằng tỏi tươi: Sử dụng máy xay sinh tố hoặc dụng cụ chuyên dụng nghiền nhuyễn 3-4 củ tỏi đã bóc vỏ. Sau đó, bạn thoa đều nước tỏi vào hai bên má bị mụn (hãy vệ sinh da mặt thật sạch với nước ấm). Thư giãn khoảng 10 phút rồi dùng nước ấm rửa lại. Để đạt hiệu quả tốt nhất bạn nên duy trì thực hiện 2 lần/tuần.
- Dùng mật ong kết hợp bột nghệ: Trong mật ong có chứa tinh chất curcumin- hoạt chất giúp làm mờ vết thâm sẹo, kháng viêm. Đầu tiên, bạn hãy pha mật ong với nghệ theo tỉ lệ 2:2 để có hỗn hợp nhuyễn. Tiếp theo, bôi hỗn hợp đó lên vùng da bị mụn sau khi đã làm sạch mặt. Cuối cùng bạn sử dụng nước ấm để rửa sạch lại mặt sau khi thư giãn khoảng 15 phút. Bạn sẽ thấy kết quả bất ngờ nếu thực hiện biện pháp này 2 lần/tuần.
- Trị mụn bọc hai bên má bằng rau diếp cá: Bạn cần chuẩn bị rau diếp cá đã được rửa sạch rồi ép lấy nước. Sau đó, bạn bôi nước ép lên vùng da bị mụn và bạn cần đảm bảo rằng da mặt đã được vệ sinh sạch trước đó. Tiếp theo bạn chỉ cần thư giãn khoảng 20 phút và rửa mặt lại một lần nữa. Mụn bọc sẽ giảm rõ rệt nếu bạn áp dụng biện pháp này mỗi tuần 2 lần.
Trị mụn bọc ở má bằng kem trị mụn
Rất nhiều tín đồ làm đẹp đã chia sẻ với nhau về phương pháp sử dụng kem thoa trực tiếp lên đốm mụn bọc. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng đối với những người bị nổi mụn với số lượng ít.
Nếu tế bào da của bạn bị vi khuẩn bào mòn nặng thì bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu trước khi sử dụng loại sản phẩm đặc trị trị mụn nào. Một số loại kem bôi trị mụn bọc như:
- Benzoyl peroxide (2.5% đến 10%): Benzoyl peroxide là thành phần hoạt tính trong các sản phẩm như Clearasil và Proactiv , cũng như trong các loại thuốc trị mụn theo toa. Nó hoạt động bằng cách đưa oxy vào lỗ chân lông, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Nó cũng giúp làm sạch các nang tế bào da chết, có thể ngăn ngừa mụn.
- Retinoids tại chỗ: được làm từ vitamin A tổng hợp và bao gồm Retin-A Micro (tretinoin), Tazorac (tazarotene), và hợp chất giống retinoid adapalene (có tên thương hiệu là Differin). Chúng nhanh chóng tẩy tế bào chết trên da, giữ cho lỗ chân lông của bạn thông thoáng và ngăn ngừa mụn trứng cá .
- Thuốc kháng sinh tại chỗ: nhắm vào vi khuẩn da có liên quan đến mụn trứng cá. Clindamycin và erythromycin là những loại phổ biến nhất được sử dụng. tình trạng đau rát và ửng đỏ tại vùng viêm sẽ thuyên giảm sau khi sử dụng trung bình mỗi ngày từ 1 đến 2 lần.
- Acid salicylic: các sản phẩm có chứa acid salicylic có tác dụng loại bỏ lớp tế bào chết ở vùng da bị mụn nên rất được ưa chuộng. Bên cạnh đó, acid salicylic còn có khả năng làm thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa và giảm đau tình trạng mụn bọc lan rộng.
- Nacurgo Gel: Sản phẩm Nacurgo Gel với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, có công dụng tiêu viêm tại ổ mụn, kích thích nhân mụn chín và đẩy nhân mụn trồi lên, sửa chữa những tổn thương da sau mụn, tái tạo tế bào da mới sáng đều màu, làm dịu mát vùng da viêm đỏ, mẩn ngứa do mụn, dọn sạch bã nhờn dư thừa và cân bằng độ ẩm cho da, giúp mở lỗ chân lông để nhân mụn tự đẩy ra một cách dễ dàng. Vì vậy, đây là một giải pháp an toàn và hoàn hảo cho bạn làn da đều màu và phẳng mịn.
Dùng thuốc tây trị mụn bọc ở má
Kháng sinh đường uống:
- Kháng sinh đường uống giúp giảm sưng viêm, đồng thời hạn chế tình trạng nổi mụn.
- Bác sĩ thường chỉ định một số laoij thuốc như clindamycin, doxycycline, tetracyclin, minocyclin,….
Thuốc tránh thai:
- Thuốc tránh thai có khả năng điều chỉnh để cân bằng lại nồng độ hormone trong cơ thể.
- Thuốc tránh thai có khả năng ức chế hormone testosterone, ức chế sản xuất bã nhờn và hạn chế nguy cơ hình thành mụn bọc.
Thoa các sản phẩm trị mụn:
- Các loại thuốc bôi thông thường sẽ không đạt hiệu quả cao.
- Những sản phẩm chứa benzoyl peroxide, axit salicylic, hydrocortisone…có khả năng giảm sưng viêm, diệt vi khuẩn và thu nhỏ mụn. Đặc biệt là hạn chế tình trạng sẹo thâm sau mụn.
Tiêm thuốc cortisone:
- Đối với những trường hợp mụn sưng cứng, lớn bác sĩ thường chỉ định tiêm cortisone. Bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp corticosteroid được pha rất loãng vào trong mụn. Chỉ sau vài ngày mụn sẽ mềm và xẹp đi một cách rõ rệt.
- Biện pháp này có nhiều ưu điểm lớn như trị mụn nhanh chóng, giảm nguy cơ hình thành sẹo mụn. Tuy nhiên, phương pháp này lại gây ra tác dụng phụ là vùng tiêm lõm xuống gây nên sẹo lõm, vùng da bị tiêm teo lại. Để hồi phục tình trạng này cần rất nhiều thời gian.
Chiếu laser giúp trị mụn bọc ở má
Vi khuẩn bám quanh nang lông sẽ bị tiêu diệt sau khi có sự can thiệp của công nghệ laser.
Biện pháp này có ưu điểm hơn so với tiêm cortisone là không có nguy cơ hình thành sẹo. Sau quá trình chiếu laser, bạn nên kiên trì sử dụng thêm sản phẩm dưỡng da để ngăn mụn tái phát.
Mụn bọc ở má có nên nặn không?
Khi bị nổi mụn bọc, bạn không nên nặn bởi nhân mụn chưa chín có thể lây lan sang vùng da xung quanh và gây ra tình trạng bùng phát mụn. Đặc biệt là ở hai bên má, sẽ gây ra mất thẩm mỹ.
Mụn bọc chỉ nên nặn khi trồi lên bề mặt và cồi mụn khô. Lúc này bạn mới thực hiện nặn mụn. Da sẽ nhanh chóng được phục hồi lại như thường và không để lại vết sẹo thâm khi kết hợp với những phương pháp chăm sóc da sau mụn.
Vì vậy, bạn cần xác định được thời điểm để nặn mụn bọc. Tuyệt đối không nặn các mụn mới chớm mọc. Để hạn chế tình trạng lở loét, viêm nhiễm bạn nên vệ sinh thật sạch vùng da bị mụn và dụng cụ nặn mụn.
Cách phòng ngừa mụn bọc ở má hiệu quả
Luôn giữ da mặt sạch sẽ: Đảm bảo da mặt luôn được sạch sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng. Da bị tích tụ nhờn sẽ gây ra mụn vì thế làn da sạch sẽ hạn chế tối đa nguy cơ mọc mụn bọc.
Tuyệt đối không nặn mụn bọc: Mụn sẽ bị sưng to hơn và có thể kèm theo viêm nếu bạn nặn mụn. Bên cạnh đó, nặn mụn sai cách còn là nguyên nhân gây ra sự hình thành sẹo lõm ở hai bên má.
Hạn chế trang điểm: Vị trí da ở hai bên má rất mỏng, vì thế rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Việc sử dụng quá nhiều mỹ phẩm để trang điểm sẽ khiến nổi mụn và mụn trở nên tồi tệ hơn. Trong trường hợp cần trang điểm thì bạn nên ưu tiên sử dụng mỹ phẩm không chứa dầu. Sau khi trang điểm bạn nên sử dụng gel rửa mặt và dung dịch tẩy trang để loại bỏ lớp mỹ phẩm.
Đắp mặt nạ: mặt nạ từ thiên nhiên đem lại rất nhiều lợi ích. Phương pháp này giúp làm sạch da, giảm sưng viêm và tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Bạn sẽ thấy hiệu quả không ngờ nếu thực hiện đều đặn mỗi tuần từ 2 đến 3 lần.
Tham khảo thêm một số bài viết liên quan:
Mụn bọc ở mông có nguy hiểm không? Nguyên nhân, Cách chữa trị
Mụn bọc ở trán | Nguyên nhân, Cách điều trị nhanh chóng, Hiệu quả nhất
Quỳnh Hoa đã bình luận
Mụn bọc ở má có chích mủ được không?
Dược Sĩ Minh Hòa đã bình luận
Mụn bọc ở má khi chín có thể chích được. Tuy nhiên bạn cần đến các cơ sở uy tín để tránh bị viêm nhiễm.