Ở độ tuổi dậy thì, nội tiết tố thay đổi dẫn đến da của chúng ta rất dễ mọc mụn. Mụn trứng cá, mụn đầu đen, đầu trắng, mụn viêm… đều là các loại mụn thường gặp ở độ tuổi này. Các bạn hãy cùng Nacurgo Gel hiểu rõ hơn về từng loại mụn cũng như cách điều trị các “em mụn” này nhé.
Mụn trứng cá là gì?
Bệnh trứng cá là bệnh nang lông ở mặt, lưng, ngực và thường gặp ở đối tượng thanh thiếu niên đang trong thời kỳ dậy thì. Trên da xuất hiện các nốt mụn có kích thước nhỏ do nguyên nhân lỗ chân lông bị tắc nghẽn, tích tụ dầu nhờn, bụi bẩn, tế bào chết.
Biểu hiện của bệnh trứng cá cấp là các mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn nhọt xuất hiện thường xuyên ở mặt, ngực, lưng, vai. Bạn có thể điều trị mụn trứng cá hiệu quả bằng nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên mụn vẫn có thể kéo dài dai dẳng và thậm chí có thể để lại các vết thâm nhỏ đối với mụn bọc, mụn nhọt hay gặp phải tình trạng mụn trứng cá tái phát lại.
Đối với các mụn nhỏ hầu như đều đáp ứng với các biện pháp chăm sóc tại nhà và không cần sử dụng thuốc kê đơn, tuy nhiên đối với tình trạng mụn trứng cá nặng thì bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu. Việc xác chẩn đúng nguyên nhân gây mụn và tiến hành điều trị sớm nhằm tránh tình trạng mụn trứng cá chuyển biến nặng làm ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ.
Ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể xuất hiện mụn trứng cá, tuy nhiên phổ biến nhất là gặp ở thanh thiếu niên.
Mụn được chia làm mấy loại?
Hiện nay, trên thế giới theo các viện da liễu thì mụn thường chia làm hai loại chính là mụn viêm hoặc mụn không viêm với cơ chế hình thành khác nhau. Ngoài ra còn một số loại mụn khác do virus gây lên. Cùng tìm hiểu bằng video dưới đây:
Các loại mụn không viêm thường gặp hiện nay
Mụn không viêm là loại mụn thường không có biểu hiện viêm, sưng tấy, không gây cảm giác khó chịu, đau nhức, là dạng mụn ít nghiêm trọng nhất. Có hai loại mụn không viêm thường gặp đó là mụn đầu trắng và mụn đầu đen.
Mụn đầu trắng
Mụn đầu trắng là những nốt mụn nhỏ có nhân màu trắng được bao quanh bởi một vùng màu đỏ, phần da xung quanh mụn đầu trắng có thể nhăn nheo hay tạo cảm giác căng, nhất là khi mụn đầu trắng lớn hơn bình thường.
Mụn đầu trắng thường không để lại sẹo trên bề mặt da. Mụn đầu trắng xuất hiện do lỗ chân lông đóng, nhân mụn không tiếp xúc trực tiếp với không khí nên melanin không bị oxy hóa nên nhân mụn vẫn có màu trắng.
Mụn đầu đen
Mụn đầu đen là những đốm nhỏ có màu đen hoặc sẫm màu ở nhân mụn, cũng có thể có biểu hiện sưng nhẹ. Vùng da xung quanh mụn đầu đen có vẻ bình thường như những vùng da khác.
Mụn đầu đen còn được gọi là mụn nhân hở do lỗ chân lông mở, nhân mụn bị đẩy ra ngoài tiếp xúc với không khí làm cho melanin của tế bào bị oxy hóa, đổi màu đầu mụn sang màu đen.
Cách phân biệt các loại mụn viêm trên mặt
Mụn viêm là loại mụn gây ra ảnh hưởng nặng hơn so với mụn không viêm, trong quá trình mụn phát triển hầu như đều kèm theo biểu hiện viêm, sưng tấy, gây cảm giác nhức nhối, khó chịu. Mụn viêm cũng có nguy cơ cao để lại vết thâm, sẹo trên da mặt hơn so với mụn không viêm. Mụn viêm được chia loại theo mức độ viêm, ở mức độ viêm nhẹ là các nốt sần, mụn mủ còn ở mức độ viêm vừa phải đến nặng bao gồm mụn bọc, u nang.
Mức độ viêm nhẹ
Nốt sần
Có thể ở thể rắn hoặc mềm, có màu hồng và sưng nổi lên, vùng da xung quanh mụn viêm thường hơi sưng đỏ hơn so với vùng da bình thường.
Các nốt sần thường không nhìn thấy nhân trắng như mụn đầu trắng và lỗ chân lông nốt sần cũng không bị giãn rộng ra.
Mụn mủ
Là những nốt sưng to, mềm, bên trong là nhân có chứa đầy mủ màu trắng hoặc hơi vàng, vết sưng xung quanh nhân có màu hồng hoặc đỏ.
Mụn mủ thường giống mụn đầu trắng những tình trạng viêm, sưng to hơn nhiều.
Mức độ viêm từ vừa phải đến nặng
Mụn bọc
Là những nốt cứng, đau, viêm, nằm sâu trong da, nhìn giống như những nốt sần nhưng lớn và sâu hơn.
Nguyên nhân mụn bọc là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn gây nên các tổn thương tới các mô và tế bào bên dưới bề mặt da.
Mụn bọc nếu không được xử lý đúng cách có thể gây các biến chứng để lại vết thâm, sẹo hay thậm chí gây bội nhiễm ra những vùng da xung quanh.
U nang
Là những cục rất lớn, đau, mềm, màu đỏ hoặc trắng nằm sâu bên trong da, bên trong có chứa đầy mủ.
U nang là loại mụn trứng cá nặng nhất, nằm sâu bên trong da hơn so với nốt sần, và có thể gây ra những biến chứng cho da.
Nếu mụn nang không được điều trị sớm, đúng cách và khi vô tình u nang bị vỡ ra thì nguy cơ cao sẽ làm cho các vùng da bên cạnh bị nhiễm khuẩn khiến da dễ bị nổi mụn nhiều hơn sang những vùng da bên cạnh.
Một số loại mụn khác
Bên cạnh các loại mụn được đề cập đến ở trên thì còn một số loại mụn khác như mụn cóc, mụn nhọt, mụn thịt, mụn ẩn.
Mụn nhọt
Mụn nhọt thường bị nhầm với mụn trứng cá do vẻ bề ngoài của nó khá tương đồng với nhau. Tuy nhiên nguyên nhân gây ra mụn nhọt là do các nang lông bị nhiễm trùng trước rồi lan rộng ra, mụn nhọt sẽ tự khỏi khi nhọt vỡ mủ.
Mụn nhọt là mụn nguy hiểm và cấp tính hơn nhiều so với mụn trứng cá, những u cấp tính do tụ cầu, liên cầu, ở giữa có mủ và thường gặp ở người già và trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu.
Nguyên nhân gây ra mụn nhọt có thể do chế độ ăn uống ít rau xanh, nhiều đạm, thiếu nước,…làm ảnh hưởng đến chức năng thải độc của gan, bên cạnh đó những yếu tố như ô nhiễm môi trường, stress, thời tiết nắng nóng hay các bệnh lý truyền nhiễm, đái tháo đường, bệnh về gan,… cũng là yếu tố nguy cơ gây mụn nhọt.
Mụn cóc
Khác với các loại mụn kể trên chủ yếu do vi khuẩn P.acnes gây ra thì mụn cóc là một bệnh da liễu do virus HPV (virus human papilloma) xâm nhập vào cơ thể qua những vết xước ngoài da gây nên.
Mụn cóc là những u nhỏ có bề mặt sần sùi, thường xuất hiện ở cánh tay, bàn tay, chân.
Mụn cóc được đánh giá là loại mụn lành tính tuy nhiên lại gây mất thẩm mỹ và có nguy cơ lây nhiễm cao sang người khác thông qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân.
Một số dạng mụn cóc thường gặp như:
- Mụn cóc phẳng: mụn có kích thước từ 1 đến 5 mm, ít sần sùi, độ lây lan nhanh, thường mọc ở cánh tay, bàn tay, cổ, mặt.
- Mụn cóc thường: là các chấm nhỏ màu đen, sần sùi, thường mọc ở ngón tay, bàn tay.
- Mụn cóc ở chân: mụn mọc ở lòng bàn chân, chân và gây cảm giác đau mỗi khi di chuyển.
- Mụn có dạng sợi mảnh: mụn thường mọc quanh mũi, mắt, miệng và mụn phát triển rất nhanh.
Mụn thịt
Mụn thịt là các u nang có kích thước nhỏ, có chứa keratin từ ống tuyến mồ hôi eccrine, thường có màu trắng hoặc màu da, nhỏ kích thước từ 1 đến 3mm, sần sùi, hơi cứng.
Mụn thịt thường mọc tại một số vùng da nhất định như mông, quanh mắt, gò má, nách, cổ, sau gáy, cơ quan sinh dục,….
Mụn thịt tuy không nguy hiểm, không gây đau nhưng thường mọc thành từng đám, khiến cho vùng da nhăn nheo, xuống sắc, lão hóa sớm và phá vỡ cấu trúc da.
Nguyên nhân gây ra mụn thịt có thể do các yếu tố bên trong như da dầu, rối loạn hormone và các yếu tố bên ngoài như stress, căng thẳng kéo dài, thường xuyên tiếp xúc với sóng điện từ, tia cực tím, chế độ ăn uống không hợp lý.
Mụn ẩn
Mụn ẩn là những nốt nhỏ li ti ẩn dưới lớp da làm cho làn da sần sùi.
Mụn ẩn là một thể nhẹ của mụn trứng cá, không gây đau, viêm, sưng tuy nhiên phần nhân của mụn ẩn nằm sâu bên trong nang lông nên khó điều trị triệt để và khả năng tái phát cao. Mụn ẩn thường xuất hiện nhiều trên trán, dưới cằm.
Một số nguyên nhân có thể gây ra mụn ẩn dưới da như: lạm dụng mỹ phẩm, thực hiện vệ sinh da sơ sài, không đúng cách, thường xuyên ăn đồ dầu mỡ, thức khuya, stress, căng thẳng kéo dài, do thay đổi nội tiết tố,…
Cách trị tất cả các loại mụn hiệu quả nhất
Trị mụn không viêm trên mặt
Các chế phẩm có chứa các hoạt chất như benzoyl peroxide, lưu huỳnh, acid salicylic, resorcinol có công dụng điều trị mụn đầu đen, mụn đầu trắng.
Làm sạch da mặt hàng ngày bằng sữa rửa mặt phù hợp với làn da, tẩy da chết thường xuyên 2 lần/tuần. Kết hợp sử dụng với các sản phẩm dưỡng da như kem dưỡng ẩm, toner, kem điều trị mụn để giúp ngăn ngừa các vết thâm sau mụn.
Một số điều bạn cần lưu ý giúp cải thiện và ngăn ngừa tình trạng mụn hiệu quả như:
- Tránh căng thẳng, stress kéo dài.
- Tạo thói quen sống lành mạnh, có chế độ ăn uống khoa học.
- Bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày.
- Bôi kem chống nắng và thực hiện các biện pháp che chắn trước khi đi ra ngoài trời.
- Không nên tự ý nặn mụn do có thể làm nặng hơn tình trạng mụn nếu thực hiện không đúng cách.
Cách trị mụn viêm
Đối với mụn viêm ở mức độ nhẹ bạn có thể sử dụng một số phương pháp điều trị tại nhà, sử dụng các thuốc, kem bôi không kê đơn để cải thiện, điều trị mụn. Một số điều hữu ích trong điều trị mụn viêm ở mức độ nhẹ như:
- Làm sạch vùng da bị mụn hai lần một ngày bằng nước mát, khăn mặt sạch. Trước khi rửa mặt cần rửa sạch tay trước bằng xà phòng.
- Sau đó sử dụng miếng gạc hoặc vải ấm đắp lên vùng da đã được bôi chế phẩm trị mụn không kê đơn trong khoảng 10 đến 15 phút.
- Trong đó, sử dụng benzoyl peroxide để chống lại vi khuẩn và sử dụng thêm acid salicylic để loại bỏ các tế bào da chết.
- Có thể dùng kem bôi trị mụn như Nacurgo Gel giúp chống nhiễm khuẩn, giảm sưng viêm, làm khô và teo nhân mụn, đồng thời làm liền tổn thương da sau nặn mụn nhanh chóng.
Đối với mụn viêm ở mức độ vừa phải đến nặng thì bạn không nên tự điều trị tại nhà do có thể làm do tình trạng mụn chuyển biến nặng hơn hay để lại các biến chứng xấu trên da. Khi này bạn nên đến thăm khám da liễu để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Bạn có thể được chỉ định các thuốc kê đơn và thực hiện các thủ thuật để điều trị.
Một số thuốc có thể được kê đơn trong điều trị mụn viêm mức độ vừa phải đến nặng như:
- Một số kháng sinh như doxycycline, tetracycline, amoxicillin để chống lại vi khuẩn.
- Thuốc tránh thai cho mụn trứng cá có liên quan đến nội tiết tố retinoid như isotretinoin.
Vì sao mụn thường gặp ở tuổi dậy thì?
Trong thời kỳ dậy thì, làm lượng hormone androgen trong cơ thể tăng cao làm tăng hoạt động của tuyến bã hơn. Khiến da tiết nhiều dầu hơn, dễ làm bít tắc lỗ chân lông nên dễ gây ra mụn hơn.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng gây ra mụn ở độ tuổi dậy thì như căng thẳng, tâm sinh lý thay đổi, stress, chế độ ăn không khoa học, lạm dụng việc sử dụng mỹ phẩm, sử dụng mỹ phẩm không đúng cách…
Tham khảo thêm:
ánh dương đã bình luận
Bị mụn đầu trắng thì có nên dùng Nacurgo Gel không ạ?