Mụn là tình trạng da liễu phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mụn nếu không được kiểm soát tốt có thể để lại nhiều hậu quả đối với sức khỏe cũng như vấn đề thẩm mỹ. Vậy khi bị mụn không nên ăn gì, hãy cùng Nacurgo Gel tìm hiểu trong bài viết này.
1. Tại sao cần chú ý đến chế độ ăn cho người bị mụn?
Chế độ ăn là một trong những yếu tố có liên quan mật thiết đến sự xuất hiện của mụn, cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả trị mụn. Thức ăn có thể gây ra một số tác động đến đến da nói riêng: làm tăng đường máu, khiến cơ thể tăng cường tiết hormone, da tăng tiết dầu, tăng nguy cơ hình thành mụn hoặc gây ra các rối loạn thành phần acid béo trên da mặt.
Do đó, người bị mụn cần theo dõi và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, lưu ý về các thực phẩm nên và không nên ăn để hạn chế tình trạng mụn nghiêm trọng hơn.
2. Bị mụn không nên ăn gì?
Dưới đây là danh sách các nhóm thực phẩm người có da mụn không nên sử dụng, gồm có:
2.1 Sữa và các sản phẩm làm từ sữa
Sữa, các chế phẩm từ sữa có thể làm tăng sinh tổng hợp hormon Androgen, tăng hoạt tính sinh học của hormon, từ đó kích thích sản xuất bã nhờn, tăng sừng hóa cổ nang lông, khiến mụn dễ hình thành.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sữa, đặc biệt là sữa bò, có hàm lượng đường cao, khiến nồng độ hormon IGF – 1 tăng, tăng tiết dầu nhờn dẫn đến nổi mụn, khiến tình trạng mụn viêm trở nên nặng hơn. Sữa bò cũng chứa các yếu tố kích thích tăng trưởng, làm các tế bào da và tuyến tiết bã nhờn tăng hoạt động, tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông gây mụn.
Bạn nên hạn chế sử dụng kem, váng sữa, các loại phomat hay caramen trong thời gian bị mụn.
2.2 Đồ ăn ngọt nhiều đường
Chế độ ăn quá nhiều đường sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa của da, khiến da xuất hiện các vết đốm, tàn nhang, kém đàn hồi. Đặc biệt đối với da mụn, khi lượng đường nạp vào cơ thể quá nhiều, dẫn đến tăng Insulin máu, tăng IGF- 1 và giảm yếu tố gắn IGF – yếu tố dẫn truyền tín hiệu của Retinoid, làm nặng thêm tình trạng mụn, tăng viêm nhiễm da.
Người bị mụn nên chú ý giảm bổ sung thực phẩm chứa nhiều đường gồm: bánh kẹo, nước uống ngọt có ga.
2.3.Thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp
Các dạng thức ăn nhanh, đồ chiên rán, đồ nướng, thực phẩm đóng hộp,… có thể gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu dưới da, gây bít tắc lỗ chân lông, ngăn cản quá trình tiết mồ hôi, không có lợi cho da mụn.
Bên cạnh đó, các chất béo no trong thành phần dầu chiên cần nhiều năng lượng để phân hủy, kích thích cơ thể tiết hormon IGF – 1, làm bã nhờn tăng tiết, đồng thời làm rối loạn các thành phần acid béo trong bã nhờn. Đây là nguyên nhân khiến vi khuẩn P.acnes xuất hiện và gây mụn.
2.3 Các dạng chất béo động vật
Khi sử dụng quá nhiều các thực phẩm giàu chất béo có nguồn gốc động vật, chất béo có thể gây rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn dưới da, kém bài tiết và gây bít tắc, khiến da dễ sinh mụn. Ngược lại, các chất béo có nguồn gốc thực vật gồm dầu oliu, dầu vừng,… nên được sử dụng cho da mụn, giúp da căng mịn, chống lão hóa hiệu quả.
2.4 Thực phẩm cay nóng
Các gia vị cay nóng như ớt, tiêu; các hoa quả gây nóng trong như mít, vải, nhãn,… khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, là nguyên nhân gây ra mụn.
Đồ ăn cay nóng cũng kích thích sinh chất nhờn và tiết nhiều mồ hôi, gây bít tắc lỗ chân lông, khiến mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, thức ăn cay nóng làm giảm cân bằng ẩm trên da, khiến da trở nên sần sùi, kém mịn màng.
2.5 Thực phẩm giàu tinh bột
Thức ăn có hàm lượng tinh bột cao như bánh mì, ngũ cốc, cơm trắng,… khi đưa vào cơ thể được chuyển hóa thành đường, làm tăng Insulin, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh gây viêm nhiễm, viêm tắc lỗ chân lông, gây mụn.
2.6 Đồ uống có chứa caffeine, chất kích thích
Bản thân caffein giúp cơ thể luôn tỉnh táo, mang đến nhiều tác dụng có lợi nếu được dùng vừa đủ. Tuy nhiên, khi quá lạm dụng cafe hoặc các chất kích thích chứa caffein khiến tinh thần dễ kích động hoặc mất ngủ, stress, làm tăng tiết Androgen – hormon này làm tuyến bã nhờn tăng tiết, khiến da nhờn dầu và nổi mụn.
Rượu, bia, thuốc lá,… dùng lâu ngày có thể gây giảm chức năng thải độc của gan, có thể gây ảnh hưởng đến da, làm tăng tình trạng mụn, khiến da dễ lão hóa và khô sạm.
3. Chế độ ăn dành cho da mụn
Để tình trạng mụn không trở nên nghiêm trọng, bạn có thể tham khảo các loại thực phẩm sau đây:
- Các loại thực phẩm giàu Omega – 3 như cá, quả óc chó, hạt lanh,…: giúp ức chế hình thành mụn, đặc biệt là mụn trứng cá; giúp kiểm soát quá trình mụn viêm; giúp mụn chóng lành.
- Trà xanh: chứa nhiều chất chống oxy hóa, bảo vệ da, có thể dùng uống, đắp mặt nạ trị mụn.
- Thực phẩm giàu kẽm gồm thịt đỏ, hải sản, các cây họ đậu: giúp kiểm soát tình trạng mụn hiệu quả, đẩy nhanh làm lành và hồi phục vết thương sau mụn.
- Trái cây, rau củ tươi chứa nhiều beta caroten giúp làm giảm bã nhờn, chống viêm tự nhiên; chứa nhiều vitamin và khoáng chất bổ sung cho cơ thể, nuôi dưỡng da từ sâu bên trong.
- Bổ sung đủ nước để quá trình thải độc da diễn ra bình thường, ngăn mụn hình thành.
4. Cần làm gì để cải thiện tình trạng mụn ngoài chế độ ăn uống?
Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống khi bị mụn, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Tham khảo các liệu pháp trị mụn an toàn từ chuyên gia da liễu hoặc các bác sĩ điều trị: trị mụn tại nhà dùng nguyên liệu tự nhiên, dùng kem đặc trị hoặc liệu pháp thẩm mỹ trị mụn.
- Chú ý các bước chăm sóc da, lựa chọn các sản phẩm phù hợp với da mình, tránh gây kích ứng, gây mụn.
- Bảo vệ da đúng cách: chống nắng, khói bụi, ô nhiễm.
- Điều chỉnh chế độ tập luyện và vận động, chế độ sinh hoạt lành mạnh để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây mụn.
5. Một số câu hỏi thường gặp
5.1 Bị mụn có nên ăn trứng không?
Trứng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa các loại vitamin, calci, sắt, kẽm tốt cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, trứng khi ăn quá nhiều hoặc ăn không đúng cách khiến cơ thể quá tải, chức năng thận không đảm bảo, cản trở đào thải các chất ra bên ngoài. Việc tích lũy các chất thải trong cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân gây mụn.
Do vậy, bạn không nên ăn quá nhiều trứng trong thời gian bị mụn, nên duy trì khoảng 2 – 3 quả/tuần. Bên cạnh đó, bạn nên ăn trứng luộc thay vì các dạng trứng chiên nhiều dầu mỡ.
5.2 Ăn rau muống có ảnh hưởng đến mụn không?
Có nhiều quan niệm cho rằng ăn rau muống có thể để lại sẹo lồi, vết thâm sau mụn. Lý giải cho quan điểm này, các chuyên gia cho biết: “Rau muống có chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, giúp tăng cường sản xuất collagen trên da. Đối với các vết thương hở, bao gồm cả mụn, rau muống kích thích quá trình tái tạo da, giúp vết sẹo nhanh lành. Tuy nhiên, nếu quá trình sản xuất collagen không được kiểm soát, sẹo lồi và các vết thâm cũng dễ hình thành. Vì thế, đối với da mụn, bạn nên sử dụng các loại rau củ khác thay cho rau muống để hạn chế gây ra các ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ.”
5.3 Bị mụn ăn được gà, đồ nếp hay không?
Các chuyên gia da liễu khuyến cáo người bị mụn nên hạn chế ăn gà và đồ nếp do các loại thực phẩm này có khả năng gây nóng trong, mụn có thể xuất hiện nhiều hơn, dễ để lại sẹo hơn.
Tham khảo:
Phương đã bình luận
Ăn đồ ăn cay nóng dễ bị lên mụn đấy, m.n chú ý nhé